Chăm sóc mèo mang thai như thế nào để bảo vệ mèo mẹ và thai nhi? Cùng tìm hiểu về điều này để giữ an toàn cho mèo mẹ và con nhé qua bài viết dưới đây nhé.
Chăm sóc Mèo mang thai
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu mèo mang thai, hãy quan sát và bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Bất kể loại động vật nào khi sinh con cũng cần nhiều dinh dưỡng hơn mức bình thường.
Mèo mẹ mang thai lúc này cần nạp năng lượng cho cả mình lẫn đàn con trong bụng. Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhất cho sự phát triển của đàn con.
Tuyệt đối tránh việc tiêm, chích mọi loại thuốc trong thời gian đang mang thai. Nếu như mèo mẹ đang trong quá trình điều trị bệnh nào đó. Hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ thú cưng. Đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu mèo bị sảy thai như nôn mửa nhiều hoặc mèo đang mang thai bị ra máu.
Khi mang thai được khoảng 2 tuần, mèo sẽ tự tìm ổ đẻ. Bạn có thể trợ giúp gia cố chiếc ổ này, nhưng đừng tự tạo ổ mới. Bạn có thể tận dụng các mảnh vài thừa, quần áo cũ để ổ thêm ấm áp, đặc biệt là vào mùa lạnh. Để có sự chuẩn bị tốt nhất, hãy đưa mèo mẹ đi siêu âm tối thiểu 1 lần trong suốt quá trình mang bầu.
Cách chăm sóc Mèo mẹ sau sinh
Cố gắng không can thiệp vào quá trình sinh nhiều nhất có thể, nhưng hãy ở bên cạnh chúng. Việc có mặt của bạn sẽ trấn an tinh thần của mèo mẹ.
Để đảm bảo an toàn, hãy chuẩn bị tất cả những vật dụng cần thiết trước khi mèo chuyển dạ. Bị tiêu chảy cũng là trường hợp bạn nên quan tâm.
Ví dụ như: điện thoại để liên lạc bác sĩ thú y khi cần thiết, khăn sạch để lau cho mèo con, hoặc giấy lau, túi xách mèo để đưa đi cấp cứu.
Giữ một khoảng cách đủ xa để mèo mẹ tập trung sinh con nhưng phải đủ gần để can thiệp khi cần thiết. Chuẩn bị cho những rủi ro và biết được những dấu hiệu của biến chứng.
Nếu như bọng rốn nối từ mèo mẹ sang con không tự đứt, bạn có thể cắt giúp chúng. Nhưng phải đảm bảo vệ sinh và chờ lúc cuống rốn hoàn toàn khô. Nếu bạn đã đưa mèo đi siêu âm, chú ý đếm xem đàn con đã chào đời hết chưa.
Còn nếu trong trường hợp thời gian chuyển dạ quá lâu mà chưa thể sinh (khoảng 1 giờ) hoặc chưa sinh hết con (vài giờ, tùy vào lượng mèo con), hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được hỗ trợ.
Lưu ý khi chăm sóc mẹ mèo và mèo con
Chăm sóc mẹ mèo sau sinh
Mèo sau sinh rất yếu. Bạn cần cung cấp đủ dinh dưỡng và độ ấm cho nó. Một bát sữa ấm là vô cùng cần thiết vào lúc này. Bạn có thể chuẩn bị sữa và cho mèo mẹ uống từ trước khi mèo chuyển dạ.
Chú ý duy trì độ ấm của sữa nếu là mùa lạnh. Trong vài ngày đầu sau sinh, mèo mẹ gần như không ra khỏi ổ. Vì vậy, hãy để thức ăn sát nhất, nằm trong tầm với của nó.
Chăm sóc Mèo con sơ sinh
Bạn hãy để mèo con mới sinh tự mình mở mắt. Tuyệt đối không tự cạy mở mắt của chúng, trừ khi được các chuyên gia cho phép. Mèo mẹ sẽ tự vệ sinh cho bản thân và các con trong thời kỳ sơ sinh. Tránh tắm cho cả mẹ lẫn con trong khoảng 1 tháng sau khi sinh nở.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho đàn con lúc này. Hãy để mèo mẹ cho mèo on bú sữa. Trừ khi mèo mẹ có dấu hiệu thiếu sữa hoặc không cho con bú, bạn hãy can thiệp sau.
Giữ người lạ cách xa đàn mèo trong thời gian đầu. Chú ý trông chừng mèo mẹ xem có dấu hiệu tha đàn con sang chỗ khác không. Ngoài người lạ, chó và các loại động vật khác cũng là điều cấm kị với mèo mẹ lúc này.
Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào không an toàn, mèo mẹ sẽ làm mọi thứ để bào vệ con, kể cả là tấn công bạn. Nên đặc biệt người chăm sóc cần lưu tâm trong vấn đề này.
Nếu như bạn có ý định cho đi mèo con, hãy ghi lại các thông tin về thời gian sinh, giới tính, cân nặng, số nhau thai và các bệnh tiền sản của mèo mẹ (nếu có). Để chủ mới có thêm thông tin chăm sóc.
Nếu không muốn mèo mẹ sinh thêm, hãy đưa đi triệt sản sau kỳ sinh nở. Đồng thời, đưa mèo con đi tiêm các vaccin cơ bản.
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc chăm sóc mèo mang thai cũng như mèo con mới sinh. Hy vọng, các bạn có cái nhìn khái quát về công việc này. Chúc mèo nhà bạn mẹ tròn con vuông.