Nguồn gốc của chó Pug
Chó Pug có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nuôi khá phổ biến tại các đền chùa ở vùng Tây Tạng. Giống chó này du nhập vào châu Âu vào tầm thế kỷ 16 và nhanh chóng chở thành loài chó được yêu thích nhất.
Thậm trí, chó Pug còn được nữ hoàng Anh Victoria yêu mến và giới thiệu với những người trong giới hoàng tộc. Giống chó này vì thế ngày càng nổi tiếng và được duy trì cho tới tận bây giờ. Hiện nay, chó Pug đã xuất hiện khá nhiều và trở thành thú nuôi được yêu quý trong các gia đình tại nước ta.
Đặc điểm ngoại hình, tính cách của giống chó Pug
Pug thuần chủng có chiều cao, cân nặng trung bình khoảng:
- Cân nặng: dao động trong khoảng từ 6.5-10kg.
- Chiều cao: từ 25-35cm đo từ chân lên đến vai.
Với kích cỡ như trên, giống chó này được xếp vào giống chó có ngoại hình trung bình. Để hiểu hơn về giống chó Pug mặt xệ siêu đáng yêu này, hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm ngoại hình cũng như tính cách của chúng nhé.
Đặc điểm về ngoại hình của chó Pug
Nhìn chung, thân hình Pug không quá cao lớn nhưng săn chắc, khá to mập và còn hay được gọi là có body vuông. Khung xương của chó Pug khá lớn, phần xương vai phát triển mở rộng hơn xương hông, do đó hình dáng của chúng nhìn khá giống với quả lê. Chó Pug mặt xệ có dáng đi vững vàng, oai vệ bởi xương sống lưng thẳng, không cong và cũng không lõm.Bên cạnh đó, 4 chân của những chú chó này khá ngắn, mang đến ngoại hình trông đáng yêu vô cùng nhưng cũng không kém phần khỏe khoắn bởi phần đùi của chúng khá săn chắc, vững chãi.
Đầu chó Pug thuần chủng khi nhìn ngang sẽ có hình dáng đường vòng cung. Giống chó này gần như không có cấu tạo phần xương mũi, cũng vì lý do đó mà Pug thường hay gặp vấn đề thở khó khăn.
Nhìn trực diện, những chú chó Pug đốn tim người đối diện với khuôn mặt tròn xoe, có nhiều nếp nhăn xếp chồng lên nhau. Chúng mặt càng có nhiều nếp nhăn và càng xệ thì lại càng được yêu thích.
Đôi mắt hơi lồi nhẹ, to tròn màu nâu long lanh dường như khiến những chú chó Pug càng thêm đáng yêu hơn nữa, cùng với đó là đôi tai lớn luôn cụp ngộ nghĩnh. Chó mặt xệ có khuôn hàm khá rộng, với 2 hàm chắc khỏe, răng đều sắc nhọn, hàm dưới nhô ra một chút so với hàm trên.
Chó Pug chỉ có 2 màu lông được công nhận là màu nâu có ánh vàng và màu đen. Đây là yếu tố quan trọng việc xác định Pug thuần chủng.
Đặc điểm về tính cách của chó Pug
Tuy nhiều người cho rằng Pug có khuôn mặt dữ dằn nhưng tính cách của chúng thì ngược lại. Với gương mặt xệ khá thân thiện, dễ gần, hòa đồng với cả con người và những loài vật khác. Chính vì thế, khả năng giữ nhà của Pug lại không cao. Khi huấn luyện Pug, bạn sẽ nhận thấy loài chó này cực kỳ thông minh, lanh lợi và rất trung thành với chủ. Những chú chó Pug khi được dạy đều học rất nhanh, ham học hỏi và hoàn thành rất tốt các bài luyện tập.
Tuy vậy, do có nguồn gốc là giống chó quý tộc nên Pug mặt xệ khá lười biếng và cần được cưng chiều. Chúng rất tham ăn, có thể ăn bất cứ thứ gì mà bạn đưa, do đó bạn nên lưu ý đưa chó Pug đi dạo, tập thể dục thường xuyên tránh tình trạng béo phì. Bên cạnh đó, những chú chó Pug mặt xệ cũng rất tình cảm, quấn quýt với chủ nhân. Một tính cách rất đáng yêu ở loài chó này đó là chúng sẽ ghen tị khi chủ có hành động vuốt ve, ôm ấp với vật nuôi khác. Đặc biệt, giống chó này khá ngoan, không thích phá phách nên bạn có thể hoàn toàn an tâm để chúng ở trong nhà cả ngày.
Cách nuôi chó Pug
Nhìn chung, việc nuôi chó Pug cũng không quá khó khăn, đây là loài chó hiền và ham ăn. Tuy nhiên, bạn cũng cần quan tâm đến một số những lưu ý về thức ăn, cách nuôi chó Pug và cách chăm sóc để tránh cho Pug mắc phải những căn bệnh thường gặp.
Điều kiện sống của chó Pug
Chó Pug là giống chó không chịu được thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, do đó, hãy cố gắng tạo không gian sống mát mẻ, thoáng đãng để chúng phát triển tốt nhất. Thông thường, nhiệt độ không khí khoảng 30 độ là phù hợp nhất. Bên cạnh đó, vào những ngày nắng gắt, thời tiết nóng nực, bạn không nên cho chúng ra ngoài chơi, tốt nhất hãy để chúng vui chơi trong nhà hoặc những nơi có bóng cây mát mẻ.
Nên cho chó Pug ăn gì?
Như đã được nêu ở trên, Pug rất ham ăn và chúng có thể ăn bất cứ thứ gì mà bạn đưa. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những loại thức ăn cho chó tốt và không tốt cho Pug để đảm bảo sức khỏe cho chúng.
Pug mặt xệ nên ăn thịt, thịt chứa nhiều protein giúp cho sự phát triển và là thức ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.
Trong các loại thịt thì thịt bò ít mỡ giàu protein nhất và cũng tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng có thể kết hợp đổi bữa cho chúng với thịt lợn, thịt gà,… Cá, xương bò, xương lợn cũng là những thực phẩm rất phù hợp với chó Pug. Tuy nhiên, lưu ý không cho chúng ăn quá nhiều và tránh các loại xương gà hay xương vịt sắc nhọn rất nguy hiểm.
Một số loại thực phẩm giúp bổ sung chất xơ, tinh bột mà bạn nên thêm vào khẩu phần ăn của chó mặt xệ như: bông cải xanh, gạo lứt, khoai tây, khoai lang,… Ngoài ra, nếu không có thời gian chế biến, nấu nướng thức ăn cho Pug mặt xệ, bạn có thể tham khảo các loại hạt thức ăn chuyên dành cho giống chó này, vừa đảm bảo dinh dưỡng lại vừa tiết kiệm thời gian, công sức.
Thức ăn không nên cho chó Pug ăn
Những loại thực phẩm nên tuyệt đối tránh không cho Pug ăn có thể kể đến như: các loại đồ ăn quá mặn, cay nóng, đồ ăn hun khói. Những loại thức ăn này tác động xấu đến vị giác, đường tiêu hóa của Pug, đồ ăn quá mặn còn gây ra tình trạng rụng lông.
Các loại đồ ăn ngọt, nước ngọt, cũng nên tránh cho Pug ăn bởi vì dễ gây hỏng men răng và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của chúng. Một số loại thực phẩm, thức ăn khác không phù hợp và không nên cho Pug mặt xệ sử dụng đó là: các loại mỡ lợn, mỡ bò, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm sống,…
Cách chăm sóc chó Pug mặt xệ
Chó Pug là loài rất ham ăn nhưng lại lười biếng, chính vì thế chúng dễ bị béo phì, nguy hại đến sức khỏe. Do đó, bạn nên dành thời gian để dắt Pug mặt xệ đi dạo mỗi ngày để vận động, tốt nhất nên cho chúng đi ra ngoài từ 1 đến 2 lần/ngày. Nếu không có điều kiện đi dạo bên ngoài, bạn có thể cho chúng vận động bằng cách chơi các trò chơi đuổi bắt, ném đồ,…
Bên cạnh đó, việc vệ sinh các nếp nhăn trên mặt chó Pug để tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn cũng rất cần thiết. Đây là nơi tích tụ của nhiều loại bụi bẩn, thức ăn,…lâu ngày có thể gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Đừng quên thường xuyên tắm rửa cho chó Pug để chúng luôn sạch sẽ, thơm tho và khỏe mạnh nhé.
Sau khi tắm xong bạn nên lưu ý vệ sinh tai và cắt móng chân cho chó Pug do loài chó này không có thói quen tự mài móng. Đồng thời, đảm bảo không gian sống, đệm ngủ, khay ăn, uống của chó Pug phải sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Bạn nên duy trì tắm cho chó Pug 1 tuần ít nhất 1 lần, đồng thời kết hợp chải lông cho chúng thường xuyên. Sở hữu bộ lông ngắn và mượt nên việc chăm sóc lông cho chó Pug mặt xệ không quá khó khăn và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, do chúng rụng lông khá nhiều, bạn cần chải bằng lược chuyên dụng để loại bỏ các lông cũ đã rụng và kích thích mọc lớp lông mới.
Cách nuôi chó Pug con
Thông thường bất kì ai muốn nhận nuôi chó thì đều được khuyên nên nhận nuôi từ bé để chúng có thời gian làm quen chủ cũng như dễ hòa nhập hơn. Chó Pug cũng vậy, nếu bạn có nhu cầu mua chó Pug con thì nên lựa chọn những chú từ 2 tháng tuổi trở lên. Đây là giai đoạn chó Pug đã cai sữa mẹ và cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Lúc này, cách nuôi chó Pug con cũng dễ chịu hơn nhiều và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.
Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn (2 – 6 tháng tuổi)
Đối với chó Pug từ 2 đến 3 tháng tuổi
Giai đoạn này là giai đoạn chó Pug con mới bắt đầu tập ăn. Blog Vật Nuôi khuyên bạn nên cho chúng ăn đồ loãng và xay nhuyễn, bao gồm: tinh bột (cơm/cháo), thịt nạc và rau/củ/quả. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm sữa ấm cho chúng. Khẩu phần ăn giai đoạn này là 4 bữa/ngày, thời gian các bữa ăn cần cách đều nhau.
Một chú ý nhỏ, bạn tuyệt đối không cho chúng ăn đồ sống/tái. Những thực phẩm như tôm/cua/cá/… và xương cũng không được cho chúng ăn.
Đối với chó Pug từ 3 đến 6 tháng tuổi
Cách nuôi chó Pug con giai đoạn này vẫn cần một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Chúng vẫn chưa ăn được xương và không thể ăn quá nhiều. Hệ tiêu hoá chưa ổn định khiến việc nạp quá nhiều thực phẩm sẽ làm chúng bị đau bụng và tiêu chảy. “Mặt xệ” chỉ nên ăn 2-3 bữa/ngày, bao gồm các thức ăn sau: cơm nhão, rau/củ/quả xay nhuyễn, thịt băm. Giai đoạn này bạn có thể cho chúng ăn thêm tôm/cua/cá…
Huấn luyện chó Pug con
Đứng lên, ngồi xuống hay đi vệ sinh đúng chỗ là những bài huấn luyện cơ bản bạn cần luyện tập cho chúng giai đoạn này. Việc này giúp chúng có những phản xạ có điều kiện, dễ dàng cho việc chăm sóc cho chúng sau này.
Chú ý trong bạn cần kiên trì trong quá trình huấn luyện cho chúng, Tuyệt đối không quá cưng chiều hoặc quá khắt khe với chúng trong quá trình luyện tập, huấn luyện.
Cách nuôi chó Pug trưởng thành
Ngoài 6 tháng tuổi là giai đoạn chó Pug con bước vào độ tuổi trưởng thành. Cách nuôi chó Pug trong giai đoạn này cũng khác biệt hơn nhiều so với thời điểm chúng còn nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn
Chế độ dinh dưỡng:
- Protein: chiếm khoảng 20-25%. Thường có nhiều trong thịt, cá, nội tạng động vật.
- Chất béo: chiếm khoảng 10-15%. Thường có sẵn trong thịt, không cần cung cấp thêm.
- Tinh bột: chiếm khoảng 10-15%. Thường có trong cơm, khoai tây, khoai lang…
- Chất xơ, canxi, vitamin và các khoáng chất khác: còn lại. Có trong rau/củ/quả, tôm/cua/ngao/…
Chó Pug trong giai đoạn này rất dễ bị béo phì, vì vậy bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn cho chó bởi chúng rất phàm ăn, cho ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu. Thông thường, chỉ cần cho Pug ăn 2 bữa/ngày. Theo các nhà nghiên cứu, một chú chó Pug trưởng thành cần nạp lượng thức ăn từ 3 đến 4% trọng lượng cơ thể. Ví dụ: nếu cún cưng nhà bạn nặng khoảng 8kg thì mỗi bữa ăn khoảng 200g thức ăn.
Cách huấn luyện chó Pug
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn nên huấn luyện chó Pug từ khi chúng còn nhỏ. Khi đã huấn luyện chúng biết nghe lời và hiểu một số mệnh lệnh cơ bản thì giai đoạn này chỉ cần luyện tập thêm một số bài tập nhẹ để tăng cường sức khỏe.
Bạn nên cho chúng ra ngoài tập thể dục hoặc đi dạo tối thiểu từ 15 đến 20 phút mỗi ngày. Giống chó này bản chất rất lười biếng, chúng có thể chỉ ăn và ngủ cả ngày. Vậy nên việc kích thích chúng vận động để tránh béo phì và khỏe mạnh hơn. Một số trò chơi kích thích vận động như: đuổi bắt, ném gậy, bắt bóng…
Bạn không nên cho chúng luyện tập các bài tập nặng như: kéo lốp, chạy bền hay nâng tạ,… Chó Pug có sức bền kém, chúng rất nhanh mệt và cũng không phải giống chó lao động nên nếu ép chúng luyện tập nặng sẽ khiến chúng bị nôn mửa, khó thở.
Cách nuôi chó Pug trong thời kỳ sinh sản
Dấu hiệu nhận biết chó Pug mang thai
Những tuần đầu tiên của thai kỳ, thông thường, chó Pug mẹ sẽ có biểu hiện gì khác thường. Phải đến sau 9 tuần, chó mẹ mới có các biểu hiện rõ rệt ra ngoài. Các đặc điểm thường thấy như: bầu vú nở hơn, có tiết dịch màu trắng, hơi nhầy, phần eo và phần hông của chúng phình to hơn, kích cỡ bụng cũng to lên.
Tuy nhiên, những biểu hiện trên chỉ là đánh giá khách quan. Tốt nhất sau khi cho chúng phối giống từ 1 đến 2 tuần, bạn nên đưa Pug đến các cơ sở thú y để được các bác sĩ ở đây kiểm tra và đánh giá, kết luận cho chính xác nhất.
Cách nuôi chó Pug khi mang thai
Không khác gì con người, giai đoạn mang thai là giai đoạn cả chó mẹ và chó con trong bụng cần được chủ nhân quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Điều đầu tiên mà bạn cần chú ý trong cách nuôi chó mặt xệ trong giai đoạn này là chế độ dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể chúng thông qua các khẩu phần ăn hàng ngày. Vì lúc này chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cả mẹ và con nên khẩu phần ăn hàng ngày sẽ cần chọn lọc kỹ càng hơn. Bạn có thể cho cún cưng của mình ăn từ 150-200g thịt (bò/gà/lợn nạc) cùng 1 quả trứng gà và sữa tươi.
Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể cho “mặt xệ” ăn 3 bữa/ngày. Khẩu phần ăn sẽ tăng dần thành 4 bữa/ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 3 đến 4 tiếng. Trong giai đoạn này, “ăn chín uống sôi” là điều nhất nhất phải tuân thủ. Ngoài ra bạn nên cho chó Pug mẹ tiêm phòng thai kỳ và khám thai định kỳ, đầy đủ tại các cơ sở khám/chữa bệnh thú y uy tín.
Cách nuôi chó Pug mới sinh
Thời gian mang thai trung bình của chó Pug giao động từ 65 đến 70 ngày. Điều này còn tuỳ thuộc vào việc chúng mang thai nhiều con hay ít con. Bạn cần ghi chép chính xác và cẩn thận từ ngày cho chó Pug đi phối giống. Cũng như thời gian bắt đầu có những biểu hiện thai kỳ để dự đoán được ngày dự sinh của chúng. Khi chúng sắp sinh thường sẽ có một số dấu hiệu như: rên rỉ (do đau đớn), hô hấp nhanh, bỏ ăn khoảng 1 ngày, đi lại tìm ổ/chỗ đẻ,…
Nếu như cún cưng của bạn xuất hiện những dấu hiệu trên. Bạn nên sắp xếp và vệ sinh sạch sẽ chỗ đẻ cho chúng. Khu vực đẻ cần kín đáo và ấm áp. Ngay khi chó Pug mẹ chuyển dạ, tốt nhất bạn nên gọi ngay bác sĩ thú y đến hỗ trợ phòng trường hợp khó sinh xảy ra. Thông thường trong trường hợp khi chó Pug mẹ chuyển dạ từ 1 đến 1,5 tiếng mà vẫn chưa sinh, bác sĩ thú y sẽ tiến hành mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả chó mẹ và chó con.
Sau khi chúng sinh xong, chó mẹ cần được vệ sinh sạch sẽ, lúc này bạn nên cho chúng uống một chút sữa ấm. Bạn cũng nên cho chó con bú mẹ sớm nhất có thể để chúng tăng khả năng đề kháng từ những giọt sữa non đầu tiên.
Thực đơn của chó “mặt xệ” sau khi mới sinh chủ yếu là cháo thịt băm cùng sữa ấm, từ 4 đến 5 bữa một ngày. Trong tháng đầu tiên, chó Pug con cần được bú mẹ hoàn toàn. Chúng có thể sẵn sàng đến với chủ mới sau 2 tháng tuổi.
Các bệnh thường gặp ở chó Pug và dấu hiệu nhận biết
Trung bình, một chú chó Pug có tuổi thọ khoảng từ 12 đến 15 năm. Nhìn chung thì giống chó này khá khỏe mạnh, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số bệnh thường gặp ở chó Pug:
- Béo phì: do ham ăn nhưng lười vận động. Nên cho ăn uống hợp lý và cho chó Pug đi dạo thường xuyên.
- Các bệnh hô hấp: do cấu tạo xương mũi hẹp mà chó Pug thường gặp các vấn đề về hô hấp. Không nên để chó Pug chơi đùa quá mệt hoặc ở trong môi trường quá nóng bức, nên đưa đến thú y nếu thấy cần thiết.
- Bệnh về đường ruột: một số loại giun, vi khuẩn xâm nhập có thể gây ra các bệnh về đường ruột và dạ dày của chó Pug. Bạn nên cho chúng tẩy giun và tiêm vacxin đầy đủ, đồng thời tránh ăn các thực phẩm sống. Nên đưa đi khám thú y nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như nôn mửa, tiêu chảy, bỏ ăn,…
Bệnh về mặt và mũi
Khó thở là một bệnh thường gặp ở chó Pug do chúng có cấu tạo hộp sọ khá lạ. Giống chó này dễ bị khó thở khi thời tiết nóng hoặc chạy nhảy nhiều. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm nhưng khi thấy miệng và mũi chó sủi bọt thì bạn nên đem chúng đến cơ sở thú y sớm nhất để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Để hạn chế tình trạng khó thở ở chó Pug, bạn nên để chúng sống ở một không gian khô ráo, thoáng mát; tránh chạy nhảy, đùa nghịch quá sức. Vào mùa hè chỉ nên cho chó Pug ra ngoài lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi đã hết nắng.
Ngoài ra, mặt của chó Pug có nhiều nếp nhăn nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ gây ra những vấn đề về da qua những nếp nhăn đó. Bởi thế nên bạn phải thường xuyên vệ sinh sâu bên trong những nếp nhăn sau khi chó nô đùa ngoài trời.
Bệnh về mắt
Pug rất dễ bị khô mắt. Nguyên nhân gây ra khô mắt là do bệnh viêm kết giác mạc. Bệnh này có khả năng khiến chú chó bị mù lòa.
Bên cạnh đó, Pug còn có khả năng mắc bệnh đục thủy tinh thể. Căn bệnh này sẽ gây hại nhiều cho thị giác của chó và chỉ có thể chữa trị bằng phương pháp mổ. Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy mắt Pug có 1 đám mờ mờ màu xanh thì đó chính là đục thủy tinh thể.
Pug có 1 đôi mắt to tròn và lồi nên rất dễ bị những vật sắc nhọn va chạm làm tổn thương mắt dẫn đến loét. Khi Pug xuất hiện những triệu chứng của những bệnh trên hãy mang đến bác sĩ thú y để có giải pháp chữa trị tránh những di chứng về sau.
Bệnh béo phì
Cho Pug là dòng chó cảnh ăn khá nhiều. Hầu hết những chú chó thuộc giống này sẽ không bao giờ từ chối bất cứ đồ ăn nào. Vì vậy chúng dễ mắc bệnh béo phì.
Béo phì không chỉ khiến trở nên lười vận động, ục ịch mà còn là 1 nguyên nhân gây nên nhiều bệnh của chó Pug. Vì vậy để phòng tránh bệnh béo phì ở chó Pug, bạn cần cân đối lượng thức ăn hằng ngày cho chó. Bạn nên tránh để chúng ăn quá no. Ngoài ra, bạn cũng thường xuyên nên cho chúng chạy nhảy hay vận động để rèn luyện sức khỏe.
Bọ chét
Rất nhiều chú chó gặp vấn đề với bọ chét ở Việt Nam và Pug cũng không ngoại lệ. Căn bệnh thường gặp ở chó Pug này rất dễ nhận biết. Bạn có thể biết chó có bị bọ chét thông qua các dấu hiệu như những vết trầy xước quá mức, chú chó liếm hoặc cắn lông. Khi trên cơ thể chó có quá nhiều bọ chét, bạn có thể thấy Pug bị rụng lông, da bị mài mòn và các dấu hiệu kích ứng da khác. Hãy kiểm tra lông của chúng một cách cẩn thận để phát hiện bọ chét.
Nếu vấn đề này được phát hiện kịp thời, chỉ một loại thuốc đơn giản có thể giải quyết vấn đề. Loại thuốc này sẽ ngăn chặn quá trình trưởng thành của bọ chét.
Cách huấn luyện chó Pug con đúng chuẩn
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn nên áp dụng cách huấn luyện chó Pug ngay từ khi chúng còn nhỏ. Việc này sẽ giúp chúng thuần tính và dễ bảo hơn. Vậy áp dụng các bài luyện tập nào để dạy chó nghe lời? Cùng tham khảo các bài huấn luyện dưới đây nhé!
Cách huấn luyện chó Pug con đi vệ sinh đúng chỗ
Có 4 bước trong bài huấn luyện này, cụ thể như sau:
- Bước 1: Lựa chọn chỗ cố định đi vệ sinh cho chó Pug.
- Bước 2: Theo dõi và quan sát hành vi cún cưng của bạn. Thứ nhất cần tìm hiểu và xác định rõ khung giờ chúng thường đi vệ sinh. Thứ hai, biểu hiện của chúng trước khi đi vệ sinh: nhấc 1 chân lên, ngửi ngửi, chạy lòng vòng để dễ nhận biết khi chúng có nhu cầu.
- Bước 3: Sau khi nắm được hành vi của chúng. Bạn hãy dắt chó Pug đến khu vực đi vệ sinh theo khung giờ đã quan sát/ khi chúng có hành vi thể hiện nhu cầu. Sau đó xích chúng lại để chúng hiểu dần phải đi vệ sinh tại đó.
- Bước 4: Chỉ thả xích và cho chúng ra ngoài sau khi đã đi vệ sinh. Nếu không đi, bạn cho chúng ngồi đó đến khi đi xong mới đứng dậy.
Cách huấn luyện chó Pug con hiểu những mệnh lệnh cơ bản
Huấn luyện chó Pug ngồi khi đang nằm
- Bước 1: Khi chúng đang nằm, bạn hãy đứng trước mặt và đưa thức ăn hoặc đồ chơi yêu thích của chúng gần sát mũi.
- Bước 2: Di chuyển tay cầm thức ăn/ đồ chơi theo hướng lên trên và đến độ cao nhất định. Khi chúng thực hiện đúng như yêu cầu, bạn hô khẩu lệnh “Ngồi!” và thưởng cho chúng thức ăn/ món đồ chơi đó.
Huấn luyện chó Pug đứng
- Bước 1: Cầm thức ăn/ đồ chơi ngang tầm mũi của chó Pug.
- Bước 2: Vừa lùi chậm lại phía sau đồng thời tay cầm thức ăn/ đồ chơi kéo theo. Chúng sẽ tự động di chuyển theo và hình thành thế đứng.
- Bước 3: Ngay khi chúng đứng, hô khẩu lệnh “Đứng!” sau đó thưởng cho chúng món đồ trên tay bạn.
Huấn luyện chó Pug nằm
Có 2 cách cho bài huấn luyện này.
- Cách 1: Vẫn sử dụng thức ăn/ đồ chơi đưa trước mặt chúng. Sau đó đưa tay hạ xuống thấp sát mặt đất. Chúng sẽ đưa mũi theo để ngửi và nằm xuống. Đừng quên thưởng cho chúng nhé!
- Cách 2: Bạn trực tiếp dùng tay đặt lên xương bả vai và mông của chúng sau đó ấn nhẹ cho chúng nằm xuống.
Huấn luyện chó Pug đứng yên
Bài huấn luyện này thường sẽ kết hợp với bài huấn luyện chó Pug đứng yên/ ngồi. Sau khi chúng thực hiện các lệnh này, thay vì thưởng ngay bạn có thể chờ từ 3-4 giây sau đó mới thưởng. Dần dần, bạn hãy kéo dài thời gian chờ lâu hơn kết hợp với khẩu lệnh “Yên!” để chúng có thể làm quen và hiểu.
Huấn luyện chó Pug khẩu lệnh “Lại đây!”
Với bài huấn luyện này, bạn hãy sử dụng xích dài và đứng cách xa cún cưng của mình 1 khoảng. Sau đó, bạn kéo nhẹ dây xích về phía mình và gọi tên chúng để chúng chạy lại. Ngay khi chó Pug chạy về phía bạn, lúc này hãy hô khẩu lệnh “Lại đây!” và đừng quên thưởng cho chúng nhé!
Cách huấn luyện chó Pug bắt tay
- Bước 1: Ngồi xổm và để đĩa thức ăn vào trong lòng mình, ngồi đối diện chó Pug.
- Bước 2: Hô khẩu lệnh “Bắt tay!”. Sau đó, tay trái nhấc chân phải của chúng lên, tay phải thưởng đồ ăn cho chúng.
Mỗi lần luyện tập hay lặp lại từ 2-3 lần để chúng dần quen và nhớ lệnh.
Cách huấn luyện chó Pug nhặt đồ
Ném đồ chơi mà chúng yêu thích ra xa sau đó hô khẩu lệnh “Đi!”. Theo phản xạ, chúng sẽ chạy theo nhặt. Hãy khen ngợi cún cưng và tiếp tục thực hiện nhiều lần.
Những lưu ý khi huấn luyện chó Pug
- Không nên quát cao giọng và hạn chế la mắng.
- Không ép chúng luyện tập quá nhiều vì thể trạng của chó Pug khá yếu, chúng rất nhanh mệt.
Mua chó Pug mặt xệ ở đâu, giá bán?
Giá của chó pug
Hiện nay, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xuất xứ, độ tuổi, ngoại hình,… mà giá Pug mặt xệ khá đa dạng. Dựa vào tài chính của mỗi người chúng ta sẽ quyết định chọn chú chó hợp ý cho mình.
Tại thị trường Việt Nam, để mua một chú chó mặt xệ con, bạn phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn, từ 7 đến 8 triệu cho một chú chó trong nước, và nếu là chó nhập, mức giá còn cao hơn gấp từ 3 đến 4 lần.
Mua chó Pug mặt xệ ở đâu?
Tại nước ta có khá nhiều địa chỉ bán chó mặt xệ trên khắp cả nước để bạn tham khảo, từ những trại chó, cửa hàng lớn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến các trang web bán chó online.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn những địa chỉ có uy tín, được nhiều khách hàng chọn lựa và tham khảo thêm đánh giá của những người đã từng mua. Nên chọn lựa kỹ lưỡng để đảm bảo mua được cho mình một chú chó mặt xệ đáng yêu, khỏe mạnh, đúng giá.
Trên đây, Blog Vật Nuôi đã gửi đến bạn những thông tin về chó Pug giá bao nhiêu? Mua chó Pug thuần chủng ở đâu tốt, cách nuôi cũng như giá bán tham khảo của giống chó mặt xệ. Hy vọng những thông tin trên giúp ích bạn nếu đang có ý định chọn nuôi một chú chó Pug mặt xệ đáng yêu. Đừng quên truy cập website của Blog Vật Nuôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác về chó mèo nhé!