Nuôi Chim Chào Mào Và Những Thuật Ngữ Cần Biết

Thuật ngữ Chơi chim chào mào mà anh em hay sử dụng nhất là: Chào mào má đỏ, Chào mào má trắng, Chào mào lỡ, Chào mào bổi, Bổi già, Chào mào bẫy đấu, Chim thuần, Chào mào hót chuyện, Chào mào chét, ché, Chào mào mí lửa, mí đỏ, Chào mào căng lửa, Vảy cá  … và nhiều nhiều từ khác. Blog Vật Nuôi đã tổng hợp đầy đủ trong bài viết này cho anh em nhé.

Đôi nét về Chim Chào Mào

Chim chào mào có danh khoa học là Pycnonotidae, họ chào mào chưa nhiều loài chim biết hót với kích thước vừa phải, thuộc bộ Sẻ. Chào mào sinh sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi.

Trong họ chào mào có 28 chi và 149 loài, tại nước ta tên gọi phổ biến là chào mào, hoành hoạch, cành cạch,…Trong đó, chào mào là tên gọi phổ biến cho những con “chào mào ria đỏ”. Vì không phải loài nào trong họ này cũng có tại nước ta nên bài viết này sẽ gọi chung là chào mào.

Chim chào mào ăn quả, màu sắc đa dạng nhưng hầu hết đều mang bộ lông màu đen hoạc nâu ô liu đồng nhất. Tuy nhiên cũng có những cá thể dị biến với màu sắc rất đặc biệt. Chào mào thường sống ở các tầng cây thấp, đẻ trứng có màu tía và chim mái ấp chứng. Tại nước ta, chim chào mào được nuôi rất phổ biến, được coi là loài chim cảnh nhiều người nuôi nhất với những ưu điểm về ngoại hình, tiếng hót nên dân chơi chim rất thích.

Thuật ngữ chơi chim chào mào anh em thường dùng

Khi bạn đang đã hoặc đang có ý định nuôi một chú chim chào mào làm cảnh thì không thể không biết những thuật ngữ mà dân chơi chim thường dùng sau đây, cụ thể:

  • Chào mào má đỏ: Là chim đã ra tách đỏ, thường dùng chung nhiều, con nào tách đỏ gọi là má đỏ.
  • Chào mào má trắng (chim chuyền): Là chào mào con đã đủ lông cánh, có thể tự kiếm ăn nhưng chưa tách má đỏ, chỉ có màu trắng nên gọi là chào mào má trắng.
  • Chào mào lỡ: Là những con còn non, mới được gần một mùa ngoài tự nhiên. Những con này đang trong giai đoạn chuyển từ má trắng sang má đỏ.
  • Chào mào bổi: là từ dùng chung để nói chào mào đã trưởng thành ngoài tự nhiên, tách đỏ. Đây là từ để dân chơi chim phân biệt với chim con, má trắng và má lỡ.
  • Bổi già: Từ này dùng để nói tới những chú chào mào sống ngoài tự nhiên từ 3 mùa trở lên.
  • Chào mào bẫy đấu: Chỉ những con chào mào được bẫy bằng cách dùng chim mồi chứ không phải dùng lưới, băng keo hay bẫy điện.
  • Chim thuần: Chỉ những chú chào mào bổi đã được con người thuần hoá, không còn tình trạng bay tung lồng.
  • Chào mào hót chuyện: Là những chú có giọng hót nhỏ trong họng, thường líu ríu không thành tiếng to, chúng thường phát ra những âm thanh luyến láy trong cổ hong. Đa phần đây đều là chim con còn đang tập hót.
  • Chào mào chét, ché: Đây là từ chỉ lúc chim đang sung mãn nhất, thường xuất hiện khi được đấu với chim lạ, cổ họng chúng phát ra tiếng ché ché chứ không phải là hót.
  • Xem thêm: Cách tập chào mào ché hay
  • Chào mào mí lửa, mí đỏ: Chỉ những con chim trên mắt có màu đỏ.
  • Chào mào căng lửa: Hàm ý chỉ những chú chào mào đang trong giai đoạn sung mãn nhất, hót nhiều và đấu hăng khi gặp chim lạ.
  • Vảy cá: Chỉ những chú chim có bộ lông giống như vảy cá.
  • Chào mào gián cánh: Đây là những con chào mào có 1 đến 2 sợi lông cánh trắng 2 bên.
  • Chào mào bạch tạng: Loại hiếm, bị đột biến gen có bộ lông trắng toàn thân, mắt đỏ, chân hồng, mí lửa. Để sở hữu một chú chào mào như này, bạn có thể phải bỏ số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
  • Chào mào ngũ đoản, ngũ trường: Ngũ đoản nghĩa là gồm 5 đoạn ngắn (mào, mỏ, chân, mình, đuôi đều ngắn). Ngũ trường thì ngược lại, những đoạn trên đều dài. Hai loại này đều là những loại chào mào hiếm trong tự nhiên.
  • Chào mào Tu Mang, An Lão, Sông Kôn, Cam Ly, A Lưới,… là thuật ngữ chỉ xuất xứ vùng miên của con chim đó. Ví dụ như chào mào A Lưới thuộc huyện A Lưới Thừa Thiên Huế.
  • Chào mào bông: Khá nhiều loại, có con lông trắng khắp người, có con chỉ đầu trắng, có loại mỏ hồng, chân hồng, mắt hồng. Loại này cũng khá hiếm nên được dân chơi chim cảnh săn lùng khá nhiều.
  • Chào mào đi thi: Ý chỉ những chú chim có khả năng chơi giàn, chơi cội từ 2 tiếng trở lên.
  • Chào mào hôi nách: Thực chất đây là từ mà các bác chơi chim tự đặt vì khi chim chơi, nó cứ giang cánh mà không chịu khép.
  • Chào mào đuôi tôm: Chỉ những con cụp lại giống đuôi tôm.
  • Chào mào xoè cánh bướm: Là lúc xoè cánh trông như con bướm.
  • Chào mào sổ bọng, đổ bọng: Chỉ lúc chim hót ra được từ 4 tới 7 âm.
  • Chào mào múa chảo: Là lúc chim múa cánh gọi mái.
  • Chào mào lộn mèo, ngoái, bu lông, lộn cầu: Hàm ý nói tới những tật của chào mào, ví như lộng mèo nghĩa là chim nhảy từ cầu dưới lên gần nóc lồng rồi lộn một vòng xuống cầu,…

Đó là những thuật ngữ mà dân chơi chim chào mào thường dùng, vẫn còn rất nhiều thuật ngữ khác do người chơi đặt ra. Hy vọng, bấy nhiêu đây sẽ giúp những ai mới chơi chào mào có thể chút ít kinh nghiệm.

Bài viết liên quan