Giới thiệu Cá Bút Chì
Cá bút chì là giống cá nhỏ, thân hình mảnh mai thuộc ngành động vật có xương sống trong nhóm cá Tetra. Trên thị trường hiện nay cũng có một vài loài cá có nhiều đặc điểm tương đồng với cá bút chì nhưng kích thước lớn hơn. Rất nhiều bạn mới chơi cá cảnh đã nhầm lẫn những loài cá này.
Cá bút chì được tìm thấy lần đầu tiên ở khu vực dưới cửa sông Amazon tại Nam Mỹ. Cá bút chì có thể đạt chiều dài tới 20cm, thân dáng thon dài có màu vàng nhạt cùng sọc đen ở giữa chạy dài từ đầu tới đuôi. Tại nước ta, cá bút chì không được nhân giống nhiều mà hầu hết được nhập từ Thái Lan.
Cá bút chì có các vây bụng, lưng và đuôi màu trong suốt, riêng vây đuôi có thể xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc đen. Ngoại hình của chúng nhìn rất giống một chiếc bút chì mà bạn vừa vô tình đánh rơi vào bể thuỷ sinh. Chính vì thế chúng được dân chơi cá cảnh đặt tên là cá bút chì.
Đặc điểm ngoại hình Cá Bút Chì
Loài cá này là giống cá nhỏ, thân hình mảnh mai nhưng mang lại nhiều tác dụng cho bể thuỷ sinh. Cá bút chì có các vây bụng, lưng và đuôi màu trong suốt, riêng vây đuôi có thể xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc đen.
Ngoại hình của chúng nhìn rất giống một chiếc bút chì mà bạn vừa vô tình đánh rơi vào bể thuỷ sinh. Chính vì thế chúng được dân chơi cá cảnh đặt tên là cá bút chì.
Cá tính của Cá Bút Chì
Cá bút chì thật có sọc đen đậm ở giữa thân dài từ đầu đến đuôi nhìn như hình răng cưa. Vẩy của cá bút chì thật có hình lưới đánh cá. Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi của chúng có màu trong suốt. Miệng của chúng có hình dẹp thích hợp cho việc mút rêu. Đặc biệt cá bút chì thái không có dí cá khác, không cắn mút nhớt cá khác.
Cá bút chì giả cũng có khả năng ăn rêu như cá bút chì thật nhưng sẽ hung dữ hơn nhiều. Nó có sọc đen dày đậm sắc nét ở giữa thân. Trên lưng phía trên sọc đen có màu nâu và vẩy không phải hình lưới. Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi nó có màu vàng. Cá bút chì giải sẽ có miệng nhọn và hay dí cá khác, mút nhớt các loại cá khác.
Cách nuôi, Chăm sóc Cá Bút Chì
Cá bút chì thích nghi tốt với khí hậu vùng nhiệt đới bởi chúng bắt nguồn từ khu vực sông Amazon, nhiệt độ phù hợp nhất cho loài cá này phát triển là trong khoảng 25 đến 29 độ C. Nồng độ pH tốt nhất cho cá bút chì trong khoảng 6.4 đến 7.0.
Cá bút chì khá tinh nghịch, chúng thường xuyên chọc ghẹo và đuổi nhau khi nuôi kết hợp với những loài cá khác. Vì thế, bạn không nên nuôi loài cá này với những giống cá khác, cá bút chì là cá thuỷ sinh bơi theo đàn nên bể cá bút chì thường rất sinh động. Bạn sẽ có thể bắt gặp cảnh tượng chúng bất động trong nước, đây chính là lúc cá nghỉ ngơi. Có những con sẽ nhào lộn trong một thời gian khá dài nom rất vui mắt.
Hàm lượng oxy trong bể nuôi cá bút chì phải duy trì ở mức cao và ổn định cùng độ cứng nước trong khoảng 6.5. Bạn cũng cần lưu ý thay nước đều đặn, mỗi lần chỉ thay khoảng ¼ lượng nước và chỉ nên thay nước mỗi tuần 1 lần. Chú ý tới nhiệt độ của nước trước và sau khi thay để đảm bảo cá không bị sốc nhiệt.
Thức ăn cho Cá Bút Chì
Cá bút chì là loài cá ăn tạp dễ nuôi, chúng có thể ăn rêu, vảy ốc, các loại cỏ thuỷ sinh nên có rất nhiều tác dụng trong việc phụ giúp bạn dọn dẹp bể thuỷ sinh như cá dọn bể. Cũng chí vì lý do này mà cá bút chì được rất nhiều người chơi cá cảnh ưa thích chọn nuôi.
Ngoài ra, cá bút chì cũng ăn các loại mồi sống khác như tôm ngâm muối, trùng chỉ, kén tơ tằm, giáp xác,… Các loại thức ăn này bạn hoàn toàn có thể tự kiếm hoặc mua tại các đại lý kinh doanh cá cảnh.
Cách phối giống của Cá Bút Chì
Cá bút chì, hay còn gọi là cá nhảy, thường sinh sống tại vùng nước trong ở khu rừng rậm Amazon. Do đã quá quen với cuộc sống tự nhiên nên cá bút chì khá kén bể nhân tạo.
Vào mùa sinh sản, vây hậu môn của cá đực sẽ chuyển sang màu đỏ rất bắt mắt còn bụng của cá bút chì cái sẽ dần dần to ra. Trong thời gian này, bạn cần chú ý sát sao tới chất lượng nước, làm sao cho các chỉ số phải có tính ổn định. Nhiệt độ nước cần được thu hẹp khoảng cách trong khoảng 26 đến 28 độ C.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm các loại cây thuỷ sinh, tốt nhất là rêu để thích hợp làm chỗ đẻ trứng cho cá. Một con cá bút chì mẹ có thể sinh được 100 trứng và sẽ nở thành cá bột sau 1 đến 2 ngày.
Vào mùa sinh sản, từng đôi cá bút chì sẽ bắt cặp với nhau. Khác với những loài cá khác đẻ con ở nơi kín đáo hoặc giấu trứng, những con cá bút chì lại nhảy lên khỏi mặt nước và gửi trứng vào phiến lá rủ gần đó.
Do con đực khỏe và có vây dài hơn, nên nó chính là người “đỡ” con cái nhảy lên và giúp con cái bám chặt vào phiến lá. Tuy vậy, con đực cũng rất phũ phàng, vì sau khi sinh xong trứng, nó không ngại ngần đuổi con cái đi.
Sau đó, con đực sẽ tự trông trứng cho đến khi trứng nở, nó quanh quẩn trông chừng và liên tục cấp ẩm cho trứng bằng cách vẫy nước lên phiến lá. Chỉ khi con non đã nở, cá bút chì đực mới rời đi.
Sức khỏe của Cá Bút Chì
Bệnh nấm bông – bệnh Bông
Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá.
Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương.
Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.
Bệnh thối mang – Gill rot:
Bệnh này ít gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị.
Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí.Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.
Phân biệt Cá Bút Chì thật giả
Như đã nói ở trên, thị trường cá cảnh nước ta hiện nay xuất hiện một vài loài cá có nhiều nét tương đồng với cá bút chì. Vì thế rất nhiều người mới chơi cá mua nhầm. Điểm dễ nhận biết là cá bút chì rất nhanh nhẹn, chiều dài có thể đến 20cm và ăn các loại rêu, ký sinh làm đục nước. Cụ thể, để giúp bạn đọc nhận biết hơn, bài viết xin đưa ra những đặc điểm sau:
Cá Bút Chì thật
- Cá bút chì có miệng dẹp nên thích hợp cho việc mút rêu
- Cá bút chì có sọc đen đậm nằm giữa thân, chạy dọc từ đầu đến đuôi nhìn như răng cưa
- Vây đuôi, bụng và đuôi có màu trong suốt
- Vẩy cá bút chì có hình giống với lưới đánh cá.
Cá Bút Chì hàng giả
- Có thể mút rêu hoặc không
- Sọc đen dày rất sắc nét ở giữa thân nhưng phía trên lưng lại có màu nâu
- Vẩy cá không phải hình lưới
- Miệng nhọn chứ không dẹp như cá bút chì
Huấn luyện Cá Bút Chì Thái, Đỏ
Nhiều bạn sẽ có suy nghĩ là “cá bút chì càng lớn càng lười”. Đó là kết quả của việc bạn đã nuôi chúng như nuôi cá cảnh. Khi cá bút chì lớn tuổi thì chúng sẽ trở nên chậm chạp hơn và việc tranh giành thức ăn với các loài cá khác trong bể.
Bạn lo lắng chúng sẽ đói và bị chết nên bạn đã vô tình cho chúng thích nghi với thức ăn công nghiệp mà quên mất bản năng ăn rêu của chúng.
Để khắc phục điều này thì bạn không được nuôi quá đông để tránh xung đột giữa các cá thể trong bể thủy sinh và đảm bảo được mức độ rêu tảo làm thức ăn cho chúng.
Khi một con cá bút chì không chịu làm đúng công việc của mình của mình thì bạn cần phải cân nhắc lý do tại sao như vậy nhé! Có thể bạn đã mua phải một con cá bút chì giả hoặc do chúng đã no bụng.
Điều tồi tệ hơn mà bạn cần phải để ý là chúng không thể làm ngơ trước các loại thức ăn công nghiệp mà bạn cho các loài cá thủy sinh khác ăn khi nuôi chung bể với cá bút chì.
Cá Bút Chì giá bao nhiêu?
Cá bút chì là loài cá rất phổ biến trên thị trường cá cảnh nước ta hiện nay với mức độ yêu thích khá cao. Ngoài giá trị thẩm mỹ, người ta còn nuôi cá bút chì để phụ giúp cho việc dọn dẹp bể thuỷ sinh khá hiệu quả.
Hiện nay, bạn có thể mua cá bút chì với giá trung bình là 30.000/ cặp với kích thước nhỏ.
Mua Cá Bút Chì ở đâu uy tín tại TP HCM và Hà Nội
Bạn có thể dễ dàng tìm mua Cá Bút Chì yến ở các đại lý, cửa hàng cung cấp cá cảnh trong khu vực TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng
Bài viết trên đây vừa gửi tới bạn đọc những chia sẻ khá chi tiết về cá bút chì giá bao nhiêu? Kỹ thuật chăm sóc cá bút chì và chăm sóc cá bút chì. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn nắm rõ hơn về những loài cá cảnh khác cùng những kinh nghiệm nuôi cá cảnh thì hãy tham khảo thêm những bài viết của chúng tôi. Hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn sau mỗi bài viết nhé!