Cá chép cảnh nuôi như nào? Cho ăn gì? Chăm sóc ra sao?

Cá chép cảnh từ ngày xưa đã được xem là biểu tượng của sự phú quý, sung túc, giàu sang. Theo quan niệm của người phương Đông, cá Chép là biểu tượng của sự thăng tiến, thành công trong sự nghiệp, nó còn tượng trưng cho sự bền bỉ, sức mạnh, dẻo dai, thế mới có câu “Cá Chép hóa Rồng”.

Với những hình ảnh như thế mà ngày nay người ta rất ưa chuộng nuôi cá chép cảnh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những bí quyết nuôi cá chép cảnh. Sau đây mình sẽ chỉ ra những điều nên biết khi nuôi cá chép cảnh.

Xem thêm: Cá Koi, Cách nuôi, Phòng bệnh và Giá bán từ A đến Z

Môi trường sống của Cá Chép Cảnh

Cá chép là một loài cá nước ngọt, sống phổ biến thành bầy và xuất hiện khắp nơi trên toàn thế giới. Nó có nhiều biến thể khác nhau như các chép nhiều vảy, cá chép da, cá chép Nhật. Tùy vào kích thước hồ, bể của bạn và một số đặc tính của loài cá này mà chọn kích cỡ sao cho phù hợp. 

Độ mặn của nước phù hợp nhất là < hoặc = 6%, không nên vượt quá mức này, độ Ph trong bể ở mức  6 – 7, hàm lượng oxy ở trong bể cá rơi vào khoảng 2,5 mg/l và yếu tố cuối cùng bạn cần quan tâm chính là nhiệt độ nước, bạn giữ ở khoảng 20 – 27 độ C nhé.

Cá chép rất thích môi trường nước rộng để thoải mái bơi lội với dòng nước chảy chậm và nhiều trầm tích thực vật.

Thức ăn của Cá Chép Cảnh

Nuôi cá chép cảnh không khó vì chúng là một loại động vật ăn tạp, gần như chúng có thể ăn bất cứ thứ gì bạn cho, mọi thứ ở trong tầm mắt của chúng bao gồm như các loại côn trùng, thủy sinh, cá chết hoặc giáp xác đều được xem là thức ăn của cá chép cảnh.

Về kỹ thuật cho cá chép cảnh ăn cũng khá đơn giản, không cầu kỳ như những loại cá khác, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng tùy vào từng giai đoạn phát triển mà bạn áp dụng những chế độ ăn, lượng và loại thức ăn phù hợp.

Ví dụ các chép cảnh trưởng thành thì bạn có thể cho ăn các loại thức ăn tổng hợp dạng viên hoặc ăn các động vật như ốc, ấu trùng, cám, giun, thóc lép, bã đậu. Nhưng với những chú cá chép con thì bạn phải lựa chọn những loại động vật phiêu sạch, bo bo, sau đó mới cho ăn loăng quăng, trùn chỉ.

Lưu ý về liều lượng thức ăn của Cá Chép Cảnh

Về thức ăn: Bạn phải đảm bảo lượng thức ăn cho cá phải có từ 35% đến 40% đạm. Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên, bạn nên sử dụng các loại phân bón gây màu định kỳ.

Lượng thức ăn: Bạn không nên cho cá ăn một lúc quá nhiều, như thế sẽ làm cá tích tụ mỡ rất không tốt. Lượng thức ăn tốt nhất là khoảng 5% – 7% so với tổng trọng lượng của đàn. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu và môi trường sống của đàn để thay đổi lượng thức ăn sao cho hợp lý.

Với những người thích nuôi cá chép Nhật thì bạn không cần lo lắng khi nuôi chung với các loại cá nước ngọt khác nhé!

Lưu ý khi Cá Chép Cảnh sinh sản

Loài cá chép có thể sinh sản quanh năm mà không theo mùa nhất định. Chúng có tập tính để trứng sau đó ăn trứng của mình, vì thế khi chăm sóc cá chép cảnh bạn nên chú ý hơn trong giai đoạn sinh sản. Bạn cho thêm lục bình vào bể để giảm thiệt hại về trứng cá.

Ngoài ra để kích thích sự sinh sản nhiều hơn bạn có thể quan tâm đến điều kiện của nước (vì cá để trứng dễ dàng hơn trong môi trường nước sạch, mát) và chế độ ăn uống tốt hơn trước đó.

Kết luận

Là người Việt nam ai cũng biết cá chép là loại động vật có ý nghĩa như thế nào. Được xem là loài động vật kiên trì, can đảm, may mắn vượt qua các đợt sóng dữ, cá chép hóa rồng phun nước giúp đất đai màu mỡ, cây cối tươi tốt, mang lại sức sống mạnh mẽ cho muôn loài. Vì thế người Việt nam xem cá chép là biểu tượng của sự sung túc, an lành trong cuộc sống gia đình và thăng tiến trong sự nghiệp.

Hy vọng những thông tin mà Blog Chăm sóc Vật nuôi chia sẻ ở trên sẽ có ích trong quá trình nuôi cá chép cảnh của bạn. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan