Cá Chình có tên khoa học là Anguilliformes với khoảng 900 loài sinh sống trên toàn thế giới. Đây là loài cá di cư và có môi trường sống rất đa dạng, chúng phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về Cá Chình sống ở đâu? Đặc điểm kỹ thuật nuôi cá Chình qua bài viết sau đây.
Đặc điểm sinh học của cá Chình
Cá Chình có thân dài thuôn khá giống với loài lươn. Chúng có đầu tròn nhỏ, mắt khá bé với miệng lớn hơi nhếch lên trên và môi dày. Cá Chình có nhiều răng nhỏ và dày giúp chúng dễ dàng tiêu diệt con mồi.
Cá Chình lúc nhỏ bụng có màu vàng, lưng hơi ngả xám. Màu sắc của chúng cũng phụ thuộc nhiều vào mồi trường sống hiện tại, trong đó có nhiệt độ nước. Cá Chình có thể đạt kích thước từ 60cm tới 2m và nặng tối đa 17kg khi trưởng thành. Đặc biệt, cá Chình không có vây bụng mà chỉ có vây ngực khá tròn và ngắn. Vây lưng khá dài, nối liền với vây đuôi và vây hậu môn. Loài cá này hô hấp qua da nên da chúng rất nhớt.
Các loại cá Chình phổ biến
Như đã nói, cá Chình phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới và rất đa dạng chủng loại. Tuy nhiên, dưới đây là một vài dòng cá Chình phổ biến thường gặp ở Việt Nam.
Cá chình điện
Còn có tên gọi là lươn điện bởi đặc điểm rấ đặc biệt đó là khả năng phát ra điện làm tê liệt con mồi. Cá Chình điện có thể dài tới 2.5m và nặng 20kg khi trưởng thành. Chình điện phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Mỹ, quanh lưu vực sông Amazon và sông Orinoco.
Cá Chình hoa
Đây là dòng cá Chình phổ biến nhất ở nước ta. Điểm nổi bật của chúng là có hoa văn trên thân và không có gai cứng. Đặc biệt, bong bóng của cá Chình hoa thông với ruột, chúng sống trong môi trường nước ngọt nhưng trưởng thành sẽ bơi ra biển để sống và sinh sản. Cá Chình hoa có kích thước rất lớn, dài khoảng 2m và nặng tới 20kg khi trưởng thành với tuổi thọ lên đến 40 năm.
Cá Chình mun
Cũng là dòng cá Chình phổ biến ở Việt Nam, kích thước nhỏ hơn cá Chình hoa. Hiện nay, dòng cá Chình này được xếp vào sách đỏ cần bảo vệ vì còn rất ít cá thể ngoài tự nhiên.
Cá Chình biển
Chỉ sinh sống ở môi trường nước mặn, cá Chình biển chỉ có vây ngực, hoạt động chủ yếu vào ban đêm tại các bãi đá ngầm ven biển. Cá Chình biển có thể dài tới 3m và nặng hơn 100kg khi trưởng thành.
Cá Chình bọc
Cá Chình bọc có đặc điểm nổi bật là đầu và đuôi rất giống nhau, toàn thân màu đen. Đây là dòng cá Chình kích thước nhỏ, khi trưởng thành chỉ dài khoảng 30cm.
Kỹ thuật nuôi cá Chình
Khi chọn mua cá Chình, phải tìm mua ở những nơi cung cấp uy tín, đã qua kiểm dịch. Nên lựa những con nhanh nhẹn, da bóng láng, nhiều nhớt và không bệnh tật. Cá giống cần đạt 50 đến 100g thì sẽ nhanh thích nghi với môi trường mới. Có thể thả từ 5 tới 10 con/m2 với điều kiện ao đã được cấp nước và tạo oxy đều đặn.
Ao nuôi cá Chình cần có mực nước sâu khoảng 1.5m, bờ ao cao hơn mực nước tối thiểu 60cm. Nên giăng lưới chắn hoặc xây gạch để cá không tìm cách thoát ra ngoài. Ao phải có công cấp và thoát nước để đảm bảo vệ sinh, dễ dàng thay nước. Đây là loài cá có tập tính sống chui rúc, ưa tối nên chúng ta có thể thả vào ao các loại ống nước, ống tre trúm,…làm nơi ẩn náu cho cáo tránh nhiệt độ cao.
Khi cá giống còn nhỏ, chỉ nên cho ăn trùng chỉ, các loại ốc, cá xay nhuyễn. Cá Chình được hơn 100g thì có thể cho ăn cá tươi cỡ vừa miệng. Tùy thuộc diện tích ao mà chúng ta bố chí sàn ăn sao cho hợp lý.
- Khi cá còn nhỏ, lượng thức ăn hàng ngày cho cá bằng khoảng 8 đến 12% trọng lượng cá đang thả.
- Khi cá lớn hơn giảm dần xuống mức từ 2 đến 4% trọng lượng cá.
- Mỗi ngày cho ăn 1 hoặc 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn vì đây là thời điểm cá hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
Cá Chình sau hơn một năm nuôi có thể đạt cân nặng 1kg/con. Lúc này có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ hoặc chia thành từng đợt. Sau vụ thu hoạch, cần cải tạo ao cá bằng cách nạo vét hết lớp bùn cũ và đổ cát dày khoảng 10cm để đáy ao luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, sử dụng vôi bộ để sát trùng và kết hợp với chế phẩm sinh học để đảm bảo độ trong của nước khoảng 30 – 40cm và nồng độ pH ở mức 7 đến 8 là được.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ những thông tin tổng quát về Cá Chình sống ở đâu? Đặc điểm kỹ thuật nuôi cá Chình. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc tham khảo và có thêm kinh nghiệm khi chọn nuôi loài cá này.