Đây là loài cá cảnh dễ nuôi và rất phổ biến trên thị trường cá cảnh nước ta. Bài viết sau đây của Blog Chăm Sóc Vật Nuôi xin giới thiệu Cá mún giá bao nhiêu? Đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá mún chi tiết để bạn đọc tham khảo.
Giới thiệu Cá Mún
Cá mún là loài cá cảnh dễ nuôi, bản tính hiền lành và sống theo đàn. Cá mún có nhiều nét tương đồng với cá bình tích nhưng kích thước nhỏ hơn và nhiều màu hơn. Loài cá này có chiều dài từ 6 đến 9cm, có thể ép đẻ. Cá mún du nhập vào nước ta từ những năm 70 của thế kỷ trước và dần được lai tạo thêm nhiều dạng màu mới.
Cá mún rất phổ biến ở nước ta và được nhiều dân chơi cá cảnh ưa thích. Chúng là loài ăn tạp, thức ăn ưa thích là các loại thực vật, giáp xác, trùng chỉ và thức ăn tổng hợp dạng viên. Cá mún đực to hơn cá cái, vây lưng và vây hậu môn cũng dài hơn.
Các loại Cá Mún Đẹp
Cá mún có rất nhiều loại, phân biệt theo màu sắc, loại vây, hình dạng người.. Dưới đây là các dòng phổ thông tại Việt nam
Cá Mún Đỏ
Cá mún đỏ là dòng cá toàn thân cá mang màu đỏ, tên gọi theo màu sắc, đây là loại cá phổ biến nhất tại các cửa hàng cá cảnh.
Cá Mún Panda
Cá mún Panda hay cá mún gấu trúc do màu sắc trắng đen giống với màu của loài gấu trúc. Đây là dòng cá hiếm, ít khi thấy bán tại các của hàng cá cảnh. Do vậy giá cá cũng cao hơn
Cá Mún Hạt Lựu
Cá mún hạt lựu là dòng cá nhỏ hơn, có hình giống hạt lựu, thường nuôi theo đàn nhiều con, kích cỡ tầm 2-3cm khi trưởng thành
Cá Mún Đen
Cá mún đen là dòng cá toàn thân có nhiều màu đen, cũng phân loại dựa trên màu sắc, cơ bản giống cá mún đỏ, bán nhiều tại các hàng cá cảnh
Cá Mún Vàng
Cá mún vàng là dòng cá có phần lớn người màu vàng, ít khi thấy full vàng.
Cá Mún chuột Mickey
Cũng dựa vào màu sắc mà phân loại cá Mún chuột Mickey có 3 màu càng đỏ đen và đặc biệt phần đuôi có chấm đen như hình dạng đầu chuột Mickey.
Đây là giống khá hiếm, có giá khoảng 50-100k/ cặp
Cá Mún Koi
Cá mún Koi là dòng cá lai hiếm, với màu sắc đỏ và trắng trong, gióng với màu cá chép Koi của Nhật Bản. Giá loại cá này cũng khá đắt giao động từ 20-50k/ đôi
Cá Mún Uyên Ương
Cá mún uyên ương là dòng cá người màu vàng và đuôi màu đỏ cam nhìn rất đẹp, ở Việt Nam có thể mua ở các cửa hàng cá cảnh lớn
Cá Mún Cao Kỳ
Màu sắc không có gì đặc sắc so với các loại cá Mún khác nhưng điểm nổi bật nhất của dòng cá Mún này là chiếc kỳ dài, quá khổ bên trên.
Với chiếc kỳ siêu dài này làm cho dòng Mún này trở nên kiêu hãnh hơn, là điểm nhấn đặc sắc cho hồ thủy sinh của bạn.
Các loại Cá Mún khác
Ngoài ra còn có các loại cá mún khác như cá mún kim tiền, cá mún vàng đen, cá mún hà lan, cá mún vây dài…
Kỹ thuật chăm sóc Cá Mún
Mặc dù là loài cá dễ nuôi nhưng nếu không có kỹ thuật chăm sóc đúng cách sẽ khiến cá không thể phát triển toàn diện. Sau đây là những kỹ thuật cơ bản nhất giúp bạn nuôi cá khoẻ mạnh.
Môi trường sống cho Cá Mún
Nguồn nước phù hợp với cá mún phải đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản như: Không màu, không mùi, nước trong và không bị yếm khí. Nguồn nước cũng không được chứa những yếu tố có thể gây bệnh cho cá như sán, nấm mốc… Chất lượng nước phải có sự cân bằng giữa oxy, nồng độ pH, độ cứng của nước,…Vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc lắp đặt máy sục khí và hệ thống máy lọc nước hồ cá.
Trong thực tế, nuôi cá mún không nhất thiết cần tới máy lọc nước và có thể thay thế bằng các hệ thống lọc sử dụng nguyên liệu tạo vi sinh. Các loại vi sinh ở đây có thể kể ra như rong, bèo, cây thuỷ sinh, gốm, sứ lọc,….Cùng với đó, kết hợp với máy sục khí và định kỳ thay nước đều đặn dựa theo số lượng cá trong bể.
Mỗi lần thay nước nên giữ lại 50% lượng nước cũ, tránh để cá bị sốc nước. Trong nhiều trường hợp, nguồn nước có sẵn hệ vi sinh tốt cũng có thể nuôi cá mún mà không cần tới bất kỳ thiết bị nào (bể nước cũ). Trước khi thay nước thì các bạn cần xử lý nước, nếu là nước máy thì các bạn cần khử clo trong nước máy sau đó phơi nắng rồi mới đưa vào để nuôi cá.
Ngoài yêu cầu về chất lượng nước, nhiệt độ cũng là yếu tố khá quan trọng khi nuôi cá mún. Nhiệt độ thích hợp nhất để cá mún phát triển nằm trong khoảng từ 20 đến 32 độ C. Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, bể cá nên trang bị thêm thiết bị sưởi để ổn định nhiệt độ, tránh để cá chết cóng. Đến mùa hè, bạn cũng nên lưu ý tới vị trí đặt bể thuỷ sinh, miễn sao đảm bảo được mức nhiệt duy trì trong khoảng an toàn.
Nhiệt độ nước trong bể và nhiệt độ bên ngoài không được chênh nhau quá 5 độ C, tránh sự thay đổi đột ngột. Mức độ biến thiên nhiệt quá cao chính là tác nhân chính gây ra bệnh nấm trắng ở cá mún. Thực tế, nhiệt độ tăng cao không ảnh hưởng nhiều tới cá mún bằng nhiệt độ giảm.
Dinh dưỡng cho Cá Mún
Như đã nói ở trên, cá mún là giống ăn tạp nên chúng ta cần chuẩn bị một chế độ ăn hỗn hợp cho cá. Bạn có thể cho cá ăn các loại trùn chỉ, sâu đông lạnh, artemia khô, các loại trứng tôm tép, bo bo hay các loại thức ăn khô như cám công nghiệp, thức ăn cho cá dạng viên, aquafin,…
Chỉ cho cá mún ăn với liều lượng nhất định, tránh cho cá ăn quá nhiều để thức ăn thừa làm ô nhiễm bể cá. Tuyệt đối không cho cá ăn thức ăn đã hỏng hay những loại không hợp khẩu vị. Bạn có thể chia nhỏ thức ăn thành từng phần, mỗi lần cho cá ăn xong tiến hành hút thức ăn thừa ra. Hoặc lắp đặt hệ thống lọc nước chất lượng cao để điều hoà và làm trong sạch bể cá, kết hợp thay nước đều đặn.
Các loại thức ăn cho cá đôi khi đi kèm nguồn bệnh mà nhiều nhất là sán nên tốt nhất, nếu có thời gian bạn có thể lọc và khử trùng thức ăn trước khi cho cá ăn. Trùng chỉ có thể khử bằng tetra còn bo bo bắt buộc phải lọc. Nên cho cá ăn 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối, đây là khoảng thời gian cá hấp thụ tốt nhất.
Nuôi Cá Mún sinh sản
Để theo dõi chính xác hơn về tập tính cũng như hoạt động sống, sinh sản của loài cá này chúng ta nên biết cách phân biệt con cái và con đực.
Phân biệt Cá Mún đực và cái
Ở loài này, cá cái và cá đực có những đặc điểm khá giống nhau, chỉ khác nhau ở kích thước. Con đực sẽ có kích thước nhỏ hơn, người dài, còn cá cái bụng tròn to, nhìn ngắn hơn
Cá mún có đời sống ngắn, chính vì vậy mà chúng sinh sản cũng rất nhanh. Cá mún con sau khoảng 4 tháng đã có thể sinh sản.
Đặc biệt chúng không hề kén chọn bạn đời chúng sẽ giao phối với những con cá khác cùng giống nòi với mình mà không hề phân biệt màu sắc, tốc độ sinh sản của chúng phải nói là nhanh đến chóng mặt.
Dấu hiệu Cá Mún sắp đẻ
Khi cá mún bụng to tròn, hậu môn căng, có màu sậm đen, thích chui vào các hốc kín để nấp thì đấy là dấu hiệu cá sắp đẻ. Ngoài ra khi thay nước, môi trường thay đổi sẽ kích thích cá đẻ.
Cá Mún đẻ bao nhiêu con
Cá có hình thức sinh sản là đẻ con, tùy kích cỡ cá mẹ, mỗi lần đẻ có thể từ 20-50 con, thường giao động ở mức 30 con
Khi cá mẹ đẻ con, người nuôi cá cảnh nên tách riêng đàn cá mới sinh vào một bể khác để cá con có thời gian thích nghi với môi trường và không bị các loài cá khác ăn thịt. Tốt nhất khi thấy cá sắp đẻ thì tách ra bể riêng, sau khi đẻ thì bắt cá mẹ ra.
Cá mún con sau 3 ngày có thể ăn được bobo, artemia, trùn chỉ.
Cá Mún giá bao nhiêu?
Cá Mún là loài cá cảnh xuất hiện đã lâu tại nước ta nên rất phổ biến. Mặc dù không quá được ưa chuộng như nhiều loài cá khác nhưng chúng cũng nằm trong top những loài cá cảnh được nuôi nhiều. Đặc biệt với những bạn mới bước chân vào thú chơi cá cảnh thì cá mún là sự lựa chọn không tồi, cá có ngoại hình đẹp và rất dễ nuôi.
Trên thị trường cá cảnh hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua được cá mún ở các cơ sở kinh doanh cá cảnh với mức giá rất rẻ, giao động từ 2000 đến 10.000/ con tuỳ ngoại hình và kích thước. Đây là loài cá cảnh bơi theo đàn, bạn nên mua số lượng nhiều sẽ có thể cảm nhận hết vẻ đẹp sinh động của bể cá khi chúng di chuyển.
Bài viết vừa gửi tới bạn đọc những thông tin Cá mún giá bao nhiêu? Đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá mún chi tiết cơ bản. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc bể cá của mình.