Thực tế, có rất nhiều loài cá nuôi chung với cá rồng miễn sao kích thước và đặc điểm của chúng không quá khác biệt với nhau. Bên cạnh đó là những yêu cầu về môi trường sống như chất lượng nước, nhiệt độ, dinh dưỡng,…Nhưng cụ thể thì cá rồng nuôi chung với loài nào là hợp nhất, bài viết hôm Chuyên trang Nuôi Cá – Blog Vật Nuôi sẽ chia sẻ cùng bạn ?
Vào khoảng chục năm trở lại đây, nuôi cá rồng được xem là một trong những thú vui, phong trào mới. Cá rồng là loài cá cảnh tuyệt đẹp, rất đắt đỏ và mang đậm tính phong thuỷ nên rất nhiều người ưa thích. Cá rồng xuất hiện ngày càng nhiều trong các bể thuỷ sinh gia đình.
Đây là loài cá khá hung dữ nên rất khó ghép chung với các loài cá khác. Cũng vì thế, bể thuỷ sinh của bạn có phần hơi đơn điệu và không được sinh động. Cho nên, bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cụ thể về Cá nuôi chung với cá rồng phù hợp khiến bể cá rồng sinh động đẹp mắt.
Giới thiệu về Cá Rồng
Cá rồng là loài cá cổ xưa, xuất hiện trên trái đất khoảng 350 triệu năm trước và không có nhiều thay đổi cho đến ngày nay cho nên chúng cực kỳ quý hiếm. Cá rồng luôn là loài cá cảnh nắm giữ ngôi vương về giá trị thẩm mỹ, vật chất và đời sống tâm linh của con người,
Cá rồng là loài cá có kích thước lớn, chiều dài có thể đạt tới gần 1m cùng trọng lượng lên tới 7kg khi trưởng thành. Tại môi trường tự nhiên ở nước ta, cá rồng rất hiếm gặp và từng được xem như đã tuyệt chủng. Cá rồng không chỉ là cá cảnh, chúng còn mang ý nghĩa phong thuỷ rất lớn và được xem như một phương thuốc để chữa bệnh.
Cá rồng được cho là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang. Bất kỳ ai sở hữu một bể thuỷ sinh nuôi cá rồng cũng mang lại sự tự tin, có thể xua đuổi tà mà, đón tài lộc và may mắn cho cá gia đình.
Cá rồng có hai chi chính là cá rồng Nam Mỹ và cá rồng châu Á. Đây cũng là 2 khu vực sinh sống chủ yếu của loài cá này với nhiều loại khác nhau như cá rồng thanh long, kim long quá bối, huyết long, ngân long,… Trong đó, cá rồng huyết long ánh đỏ và kim long quá bối ánh vàng có giá trị nhất, được ưa chuộng hơn cả.
Duy nhất loài cá này hội tụ đầy đủ các yếu tố, đặc điểm của loài rồng trong truyền thuyết mà con người tưởng tượng ra. Điển hình như chiếc vảy to, đầu hình dao bầu, cặp dâu luôn hướng về phía trước, thân dẹp và dài. Đặc biệt hơn cả là ánh đỏ rực rỡ và màu vàng óng ánh là minh chứng rõ nét nhất cho sự uy quyền của những bậc đế vương. Không khó để giải thích vì sao cá rồng lại đứng vị trí số 1 trong những loài cá cảnh đẹp nhất hiện nay.
Ngoài ra các bạn cũng nên khảo thêm bài viết về cá rồng giá cả và những loài cá rồng được yêu thích tại nước ta nếu bạn bắt đầu đi tìm hiểu về cá rồng và chuẩn bị nuôi chúng.
Những loài cá nuôi chung với Cá Rồng
Cá rồng rất đẹp và cũng rất hung hãn cùng yêu cầu về chất lượng nước, dinh dưỡng khá cao. Vì thế rất khó để kết hợp chúng với những loài cá cảnh khác. Sau đây là những loài cá nuôi chung với cá rồng phù hợp nhất cho bạn đọc tham khảo.
Cá Phi Phụng
Ngay từ cái tên của 2 loài cá khi kết hợp chúng ta cũng dễ dàng liên tưởng tới hàm ý “Long Phụng sum vầy”. Cá phi phụng ưa thích các loại thực vật, rong tảo trong bể, chúng cũng chỉ ăn thức ăn thừa nên không thể tranh chấp với cá rồng.
Cho nên, không chỉ nuôi ghép với cá rồng tạo vẻ sinh động cho bể thuỷ sinh, cá phi phụng còn làm trong sạch bể giúp người nuôi cá cảnh nữa đấy.
Cá Đuối nước ngọt
Cá đuối nước ngọt đòi hỏi chất lượng nước tương đối cao, bể thuỷ sinh của bạn cần lắp đặt hệ thống lọc nước chất lượng. Cá đuối sống ở tầng đáy và cũng không phát sinh ẩu đả với cá rồng. Không những thế, kết hợp cá đuối và cá rồng sẽ làm gia tăng tính thẩm mỹ rất cao cho bể thuỷ sinh của bạn.
Lưu ý duy nhất là bạn cần chú ý tới chất lượng nước.
Cá Hổ cảnh
Cá hổ cảnh hoạt động chủ yếu ở tầng nước giữa và tầng đáy. Loài cá này và cá rồng khi ghép chung bể thuỷ sinh sẽ không tấn công lẫn nhau. Lý do bởi cá hổ cảnh rất hung dữ, kích thước vừa phải nên chúng sẽ không bị cá rồng bắt nạt.
Cá Ngân Bảng
Cá ngân bảng có kích thước nhỏ, bản tính hiền lành nên rất phù hợp nuôi chung với cá rồng. Thực ra chúng sẽ làm nổi bật chú cá rồng của bạn hơn. Cá ngân bảng có khả năng tự hồi phục rất mạnh mẽ. Dù cho có bị cá rồng tấn công thì cũng nhanh chóng hồi phục. Cá ngân bảng rất dễ nuôi, một khi đã thích nghi được với bể thuỷ sinh thì rất khoẻ và sống dai.
Lưu ý
Khi bạn đã lựa chọn được loài cá ưa thích để nuôi ghép với cá rồng thì bạn đầu chúng có tấn công lẫn nhau cũng là chuyện hết sức bình thường. Cá rồng có tập tính phân biệt và chiếm hữu lãnh thổ rất cao nên không thể tránh khỏi chúng sẽ gây sự với những thành viên mới. Chỉ trừ trường hợp xung đột quá gay gắt, nếu không thì không bắt buộc phải cách ly. Đơn giản vì dù có tách ra thì cá rồng vẫn sẽ giữ nguyên bản tính như vậy và tấn công những con cá khác sau khi thả lại vào bể thuỷ sinh.
Trong trường hợp cá bị thương, bạn cần duy trì chất lượng nước thật đảm bảo để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá, tránh nhiễm trùng nhiều lần. Bạn cũng cần tham khảo để có những kiến thức nhất định khi nuôi cá cảnh để cải thiện khả năng chăm sóc cũng như biết cách xử lý khi xung đột xảy ra giữa các loài cá chung bể.
Như vậy, Blog Vật Nuôi vừa gửi tới bạn đọc những thông tin cơ bản về Cá nuôi chung với cá rồng phù hợp khiến bể cá rồng sinh động đẹp mắt, loài cá cảnh đắt giá với vẻ đẹp nguyên thuỷ được nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó, những loài cá nuôi chung với cá rồng mà chúng tôi vừa liệt kê trên đây có thể sẽ giúp bạn tham khảo để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nếu bạn cần tư vấn về kỹ thuật nuôi cá rồng vui lòng để lại thông tin bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn.