Đặc điểm nhận biết chó Mông Cộc
Chó Mông cộc có rất nhiều tên gọi khác nhau như chó cộc đuôi, chó H’Mông cộc đuôi, chó H’Mông côc, chó H’Mông đuôi cộc hay chó cộc. Tổ tiên của chúng là loài sói hoang, tuy đã được thuần hóa qua nhiều đời nhưng vẫn còn giữ những đặc điểm ngoại hình của giống loài. Chúng có đặc điểm nhận dạng là sở hữu chiếc đuôi cụt lủn, thân hình toát lên vẻ khỏe khoắn, hùng dũng. Một chú chó trưởng thành có chiều dài khoảng 45-55 cm, cân nặng 15-25 kg.
Phần đầu chó to và rộng với hộp sọ lớn, trán thẳng, rộng. Mõm chó ngắn,mắt chó không to nhưng sâu, sắc và hơi xếch. Vì có nguồn gốc từ loài sói hoang nên chúng sở hữu đôi tai nhọn và thẳng, hàm răng sắc nhọn, những chiếc răng mọc rất khít nhau. Đây chính là nỗi sợ hãi của con mồi khi bị chó Mông cộc đe dọa vì vậy mà cúng thường được người dân H’Mông chọn làm trợ thủ đắc lực khi đi săn.
Loài chó này sở hữu lưng rộng, dài, dáng vẻ rất chắc chắn. Phần xương bả vai nhấp nhô. Bụng chó rất thon thả, gọn gàng. 4 chân vững trãi với cơ thịt săn chắc. Lông của chúng có các màu phổ biến là thuần đen hoặc hung nâu, vện,một số có màu hung đỏ.
Nếu như các bạn chưa biết thì chó Mông cộc chính là một trong những 4 khuyển của Việt Nam, là một trong các giống chó săn của Việt Nam hiện nay được công nhận.
Cách nhận biết chó Mông cộc thuần chủng
Để sở hữu một bé cún Mông cộc thuần chủng không hề dễ dàng. Đó là điều mà hầu hết những người đã và đang săn lùng giống cảnh khuyển này khẳng định. Ở vùng Tây Bắc có rất nhiều những chú chó Mông cộc lai nhưng số lượng cún thuần chủng lại vô cùng quý hiếm.
Sự khan hiếm của giống cảnh khuyển này được lý giải là do những người yêu mến Mông cộc đuôi ở miền xuôi lặn lội săn lùng ráo riết. Và để sở hữu được một bé cún Mông cộc chuẩn thì vô cùng gian nan. Một phần vì giá của chúng khá cao, nhưng phần lớn là do người chủ không chịu bán. Họ muốn giữ lại những chú cún có nguồn gốc thuần chủng để nhân giống sau này.
Vậy thế nào là một chú chó Mông cộc thuần chủng? Làm thế nào để nhận biết chúng trong số rất nhiều những bé cún lai tạp? Sau đây là một số dấu hiệu của một bé cún Mông cộc thuần chủng:
- Đuôi cún càng ngắn càng đẹp.
- Mõm Mông cộc thuần chủng phải ngắn. Mõm dài là giống đã bị lai tạp, tỉ lệ thuần chủng rất thấp.
- Tai của Mông cộc nhỏ và dựng.
- Lông phải thuần màu, không bị pha tạp và không được xù. Lông xù là những chú chó đã bị lai tạp.
- Bộ khung của H’Mông cộc cân đối, gọn gàng. Cân nặng của chúng không quá to cũng không quá nhỏ.
Ưu điểm nổi bật của chó Mông Cộc
Trí nhớ tốt
Xuất thân từ giống chó hoang, chó Mông Cộc có trí nhớ rất siêu phàm. Chúng có khả năng nhớ đường chuẩn xác 100%. Chính vì lợi thế này nên chó Mông Cộc được người dân H’Mông mang theo đi săn hoặc đi theo những chặng đường dài. Chúng được đặt cho biệt danh là la bàn của người dân tộc H’Mông.
Còn có câu chuyện kể về chú chó khi đã được bán đi xa 10km nhưng ngày hôm sau, người ta lại thấy chú trở về ngôi nhà cũ. Khó có loài chó nào có được bộ óc tốt như loài Mông Cộc.
Trung thành, biết bảo vệ chủ nhân
Các loài chó, mèo khi được người cho ăn một món đồ ngon thì chúng rất hào hứng, không từ chối nhưng bạn hãy thử với chó Mông Cộc. Câu trả lời là không. Món đồ dù ngon đến đâu nhưng nếu bạn là người lạ chúng sẽ không ăn. Chúng chỉ ăn đồ ăn mà chủ của mình cung cấp.
Chó Mông Cộc thường được mang theo làm chó săn không chỉ bởi khả năng săn mồi, trí nhớ tốt mà nó còn biết bảo vệ chủ nhân khỏi các loài thú dữ và những nguy hiểm rình rập. Chúng sẵn sàng lao vào cứu chủ khi họ bị tấn công.
Bản năng giữ nhà
Đương nhiên, chó Mông Cộc là loài chó giữ nhà số 1. Chúng không có thói quen cắn, sủa vang xa như một số loài chó khác. Bình thường, chúng rất ít sủa, thân thiện nhưng khi có người lạ vào nhà chúng sẽ báo hiệu cho chủ nhân bằng vài tiếng sủa. Và sẽ thể hiện bộ dạng hung dữ nếu người lạ cố tình tiến vào mà không có sự xuất hiện của người chủ.
Các loại chó H’Mông Cộc phổ biến
Để phân loại chó Mông Cộc người ta dựa trên 2 đặc điểm về ngoại hình là màu sắc và độ dài đuôi.
- Màu sắc: Có ba loại màu phổ biến là lông đen, vện hoặc hung nâu. Ngoài ra còn có loài chó Mông Cộc đỏ rất hiếm và khó tìm.
- Về độ dài đuôi: Có 3 loại là cộc tịt, cộc thỏ, cộc lửng.
- Cộc tịt: Giống như tên gọi. Loài này sở hữu chiếc đuôi gần như không có. Tuy nhiên theo nhận định của những người nuôi thì loài này rất thông minh nên được tìm mua rất nhiều.
- Cộc thỏ: Là loài chó sở hữu chiếc đuôi giống như đuôi thỏ, chiều dài đuôi khoảng 3-5cm.
- Cộc lửng: Đây là loài chó có chiếc đuôi dài nhất trong họ Mông Cộc. Độ dài đuôi chó khoảng 8-15 cm.
Chăm sóc chó Mông Cộc có khó không?
Khi biết được nguồn gốc cũng như đặc điểm của loài chó này nhiều người e ngại quá trình chăm sóc và huấn luyện chó sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng. Chúng là loài rất dễ thích nghi với môi trường và không đòi hỏi điều kiện sống quá cao như các loài chó Tây.
Chúng có thể ăn bất cứ thứ gì mà người chủ cung cấp. Nhưng để đảm bảo có thể lực tốt bạn nên để chế độ ăn uống đa dạng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất có trong thịt bò, thịt gà, hạt khô đóng gói để chúng phát triển tốt nhé.
Về mặt vệ sinh, bạn nên thường xuyên dọn dẹp nơi ở, tắm cho chúng để không bị nhiễm ký sinh trùng. Có thể tham khảo những cách diệt ve chó, bọ chét mà mình đã chia sẻ trong bài viết trước.
Kinh nghiệm, Cách chăm sóc Chó Mông Cộc
Bạn đang quan tâm đến chó Mông Cộc và muốn sở hữu chúng nhưng lại lo lắng mình chưa có kinh nghiệm. Vậy thì đừng lo nhé, bởi Blog Vật Nuôi sẽ cung cấp có bạn những thông tin cơ bản về cách chăm sóc giống chó Mông Cộc để Bạn có thể chăm sóc những Chú Mông Cộc có sức khỏe tốt nhất.
Môi trường sống cho Chó Mông Cộc
Điều đầu tiên là phải có một không gian rộng rãi, thoải mái đủ cho chúng chạy nhảy. Những ngôi nhà ở vùng ngoại ô có sân vườn, diện tích rộng là không gian thích hợp hơn cả. Với những bạn ở chung cư hay căn hộ cũng vẫn có thể nuôi được H’mông cộc miễn sao chuồng nuôi phải đủ chó chúng đứng, nằm, ngồi thoải mái.
Mặc dù thích nghi nhanh chóng với mọi điều kiện, môi trường sống khác nhau tuy nhiên hãy đảm bảo nơi ở của Mông Cộc thoáng đãng, sạch sẽ và không quá chật hẹp, bí bách bởi như thế chẳng khác nào kìm hãm bản tính năng động của “người con núi rừng” này.
Chế độ dinh dưỡng cho Chó Mông Cộc
Một trong những mối bận tâm lớn nhất của những ai chuẩn bị nuôi chó H’Mông cộc đuôi là khẩu phần ăn của chúng. Cũng giống như cảnh khuyển Bắc Hà, Mông cộc có chế độ ăn chia làm hai giai đoạn: Nuôi cún con và nuôi cún trưởng thành. Tùy vào từng độ tuổi và kích thước mà người ta sẽ cho cún ăn với phương pháp phù hợp.
Cún càng nhỏ thì đòi hỏi bạn phải càng quan tâm đến chế độ ăn của chúng. Không quan trọng ăn ít hay ăn nhiều, quan trọng là phải đủ chất. Cún con có hệ tiêu hóa kém, do vậy bạn nên sử dụng thức ăn nấu chín để tránh trường hợp Mông cộc bị đi ngoài.
Khi những bé cún Mông cộc lớn hơn, bạn có thể cho chúng tập quen dần với đồ tươi sống. Cho cún ăn với một lượng nhỏ rồi sau đó mới tăng dần cường độ.
Yêu cầu bắt buộc đối với thịt sống là phải tươi ngon, hợp vệ sinh. Thường xuyên cho cún yêu đi tẩy giun, sán để đường ruột của cún hấp thụ được tối đa lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Chế độ ăn cho Mông cộc trưởng thành thường được chú ý thiên về phát triển ngoại hình giúp cơ thể của cún săn chắc. Để làm được điều đó, bạn nên tăng lượng thịt và giảm thiểu lượng rau.
Vệ sinh cho chó Mông Cộc
Dọn dẹp nơi ở của chúng được khô ráo, sạch sẽ, thay ổ đệm thường xuyên tránh để ẩm ướt – môi trường thích hợp cho vi khuẩn tích tụ gây bệnh nhất là các bệnh về da.
Thuộc giống chó lông dài vừa nhưng Mông Cộc không đòi hỏi quá nhiều về việc chăm sóc lông. Chỉ cần chải lông cho chúng 1-2 lần/tuần để loại bỏ những phần lông thừa đồng thời kích thích mọc lông mới.
Vệ sinh lông thì cách hữu hiệu nhất là tắm rửa cho chó H’mông cộc. Đặc điểm lông dễ bám bụi bẩn do đó một tuần nên tắm cho chúng ít nhất 1 lần, mùa đông thì có thể giảm cường độ xuống. Sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng chuyên dụng cho thú cưng mà bạn hoàn toàn tìm mua dễ dàng trên thị trường. Trong quá trình tắm mát xa nhẹ nhàng cơ thể chúng, chú ý làm sạch kĩ ở các bộ phận như kẽ chân, tai, nách nơi tập trung nhiều vi khuẩn kí sinh trên lông. Và nhớ xả lại từ từ, chậm rãi với nước.
Thường khi tắm xong nhiều bạn cứ nghĩ thế là xong xuôi rồi nên kệ đấy. Như thế là hoàn toàn không tốt một chút nào bởi bộ lông dài dày khó thoát nước, nếu để lâu ngấm vào da chó dễ bị mắc bệnh viêm da, cảm lạnh cũng như viêm phổi. Vì vậy, cần lau khô người cho Mông Cộc bằng khăn khô sạch sẽ đến khi ráo nước rồi sấy qua nhé.
Chế độ vận động của Chó Mông Cộc
Chắc chắn chó Mông Cộc đòi hỏi sự vận động tương đối nhiều rồi. Bởi xuất thân từ nơi núi rừng hoang dã, chúng đã quen với cuộc sống bay nhảy không bị bó buộc nơi đây nên phần nào “những đứa con của vùng đại ngàn” luôn cần được giải phóng năng lượng trong mình.
Vậy nên, để tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ chủ nuôi cần dẫn chúng đi dạo ít nhất 20-30 phút mỗi ngày, có thể cho H’mông cộc chạy bộ hoặc chạy theo xe đạp của bạn,… Cuối tuần nhiều thời gian hơn thì cho chúng chơi các trò chơi thể lực như nhảy cao, bơi lội,… rèn luyện sức khỏe, phát triển cơ bắp.
Cách Huấn luyện cho chó Mông Cộc
Được cho là giống chó có tổ tiên là loài chó sói rừng cộng thêm sống trong môi trường tự nhiên hoang sơ đã tạo nên bản tính hoang dã ở chó H’mông cộc. Mặc dù đã được thuần hóa song ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng. Chó Mông Cộc trung thành, điềm đạm nhưng đôi khi cũng khá cứng đầu nên việc huấn luyện từ nhỏ là điều cần thiết.
Hãy bắt đầu bằng các bài huấn luyện đơn giản như: dạy cho chúng biết đứng, nằm, ngồi, chủ gọi nhận biết được, vệ sinh đúng chỗ, bắt tay,… Nổi tiếng là dòng chó thông minh và có trí nhớ tốt nên H’mông cộc sẽ tiếp thu nhanh chóng những gì bạn dạy bảo nên với những bạn chưa có kinh nghiệm cũng đừng lo lắng quá nhé.
Mỗi lần chúng làm tốt hãy khích lệ bằng cách vỗ tay hoặc thưởng cho Mông Cộc đồ ăn hay đồ chơi,… Ngược lại, làm sai nên có biện pháp răn đe để lần sau không tái phạm. Tuyệt đối không nên đánh chúng trong quá trình huấn luyện vừa làm chú chó của bạn sự hãi lại phần nào ảnh hưởng đến tâm lí về sau.
Chăm sóc sức khỏe cho Chó Mông Cộc
Tuổi thọ của chó H’mông cộc tương đối dài từ 15-20 năm, nhìn chung được đánh giá là giống chó khỏe, dễ nuôi và không quá cầu kì trong việc chăm sóc. Tuy nhiên, chủ nuôi cần chú ý một số vấn đề sức khỏe hay gặp ở chó Akita như: bệnh dại, care, parvovirus,…
Không nên chủ quan thấy chó Mông Cộc có sức khỏe tốt mà lơ là trong việc theo dõi sức khỏe. Cách phòng tránh bệnh tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ cho các bé theo lịch tiêm, đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe định kì, tránh trường hợp bị bệnh mà không phát hiện kịp thời. Khi thấy Mông Cộc có các dấu hiệu như: nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, bỏ ăn,… thì cần đưa đến cơ sở thú y ngay lập tức.
Chọn chó Mông Cộc đẹp
Tiêu chuẩn đầu tiên để có 1 chú chó Mông Cộc tốt là em chó đó nhìn nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật. Đuôi của cún con càng ngắn càng tốt. Tức là bạn nên chọn giống chó Mông cộc tịt vì chúng rất khôn, dễ huấn luyện.Mõm cún ngắn, màu sắc mõm hòa hợp với màu lông là giống thuần chủng. Nên chọn những cún có tai nhỏ, nhọn.
Chó H’mông cộc giá bao nhiêu?
Giả cả mua loài chó này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, kích thước, độ tuổi (những chú càng lớn, càng trưởng thành thì giá thành càng cao nên bạn có thể cân nhắc mua một chú chó Mông cổ ngay từ khi còn bé), chiều dài đuôi tỉ lệ nghịch với giá thành, màu lông, yếu tố thuần chủng tỉ lệ thuận với giá thành,…
- Chó Mông cộc nhỏ, hình thể bình thường hay màu sắc pha tạp chỉ có giá từ 3-5 triệu đồng một con.
- Chó H’mông cộc con có hình thể đạt chuẩn, màu sắc đẹp, có giấy tờ và được huấn luyện tại các trại chó uy tín sẽ có giá từ 8-20 triệu đồng cho một bé.
Trong nhiều màu, thì chó Mông Cộc Đỏ Nâu hoặc H’Mông Cộc Đen được nhiều người ưa chuộng nhất.
Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những kiến thức cơ bản về giống chó Mông Cộc. Các bạn cũng có thể vận dụng những thông tin mình đã chia sẻ để có cách chọn và chăm sóc chó mông cộc, quốc khuyển Việt Nam một cách tốt nhất giúp gìn giữ và phát triển loài chó quý của Việt Nam.