Bạn đang tìm hiểu cách ép cá betta để có thể sở hữu cho riêng mình những chú cá hoàn hảo về màu sắc, mạnh mẽ vào dẻo dai thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Ép cá betta không hề khó nhưng cũng cần đôi chút kỹ thuật. Đáng nhớ nhất sẽ là cảm giác háo hức, mong chờ những chú cá con sắp ra đời.
Cá betta hay còn gọi là cá chọi, cá xiêm có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Đây là loài cá được rất nhiều người yêu thích chọn nuôi. Loài cá này có nhiều màu sắc đa dạng kết hợp với vây và đuôi xoè rất đẹp. Với những người nuôi khó tính hoặc mong muốn sở hữu những chú cá betta độc đáo, có một không hai thì ép cá betta là việc cần thực hiện những bước dưới đây mà Blog Vật Nuôi hướng dẫn nhé.
Lựa Chọn Cặp Cá Betta Giống
Trước tiên chúng ta cần lựa chọn cho mình một cặp cá betta bố mẹ chất lượng tốt. Không phải con cá betta nào cũng sở hữu những phẩm chất tốt, từ màu sắc, sức khoẻ cho đến hình dáng. Trong khi đó, cá con phần lớn sẽ được thừa hưởng những tiêu chí này.
Ngoài ra, cá betta đực thường hay ăn cá con của mình nên chúng ta cũng cần lưu ý. Để kiểm tra xem cá bố có ăn con thì phải cho sinh sản 1 lần rồi quan sát xem lượng cá bột có bị hao hụt đi không. Khá là mất công nhưng rất có thể bạn sẽ có được lứa cá con ưng ý.
Chọn cặp cá betta bố mẹ cần chú ý tới độ tuổi của chúng sao cho phù hợp. Cũng như các loài vật khác, cá betta cũng cần đạt một sự trưởng thành nhất định mới có thể cho kết quả sinh sản tốt nhất.
Độ tuổi thích hợp là lúc cá đã phát triển toàn diện cả về ngoại hình và thể trạng cũng như khả năng sinh sản tốt nhất. Độ tuổi thích hợp nhất để cá betta có thể sinh sản và cho ra những chú cá con chất lượng là 8 tháng tuổi.
Riêng cá mẹ cần chọn những con có thân hình nhỏ nhắn và hoạt động nhanh nhẹn vì tỷ lệ chúng cho ra cá con tốt hơn nhiều so với cá mẹ dáng tròn.
Kỹ Thuật Ép Cá Betta Đúng Kỹ Thuật
Lựa chọn môi trường sinh sản cho cá giống rất quan trọng và cũng là bước đầu tiên của kỹ thuật ép cá betta. Cần chuẩn bị một bể có thể chứa được khoảng 20l nước, tách đôi bể ra và thả cá đực, cái vào 2 bên khác nhau trong 1 tuần, nếu thả chung cá sẽ đánh nhau.
Thời gian này sẽ giúp chúng làm quen, tán tỉnh nhau. Có thể bạn sẽ quan sát thấy cá nhả bọt khá nhiều và sau khi qua thời gian này thì có thể tháo tấm ngăn ra cho cá gặp nhau.
Giai đoạn giao phối và đẻ trứng
Trong giai đoạn giao phối, chúng ta có thể quan sát thấy cá đực nằm ở những nơi có bọt sủi tăm. Quan sát kỹ hơn, nếu chỗ bọt đó có những chấm trắng li ti chứng tỏ đã có trứng rồi. Nếu không có những chấm trắng đó chứng tỏ bạn đã ép cá betta thất bại và phải lặp lại từ bước đầu. Tốt nhất bạn nên ép vài cặp để tỷ lệ thành công cao hơn nhé.
Trong khoảng 2 ngày là trứng cá betta sẽ nở, cá con vẫn chưa thể bơi nhưng trong khoảng 3 ngày tiếp theo thì chúng đã có thể tung tăng rồi. Đây là lúc cần cung cấp thức ăn cho cá bột, thức ăn phù hợp nhất là trùng chỉ. Mỗi ngày cho cá bột ăn 3 lần và chúng sẽ nhanh chóng phát triển. Khi cá con được 2 tuần tuổi thì chúng ta có thể tiến hành tách riêng ra và nuôi như cá trưởng thành.
Giai đoạn tách cá con
Như đã nói ở trên, khi cá con được 2 tuần tuổi, chúng ta cần phải tách cá con ra. Hành động này vừa giúp chúng không biến thành mồi ngon của cá bố vừa tránh trường hợp chúng ta cung cấp thức ăn không đầy đủ, cá bố sẽ ăn hết nên cá con chậm phát triển.
Khi cá betta con được 2 tháng tuổi, chúng sẽ trở lên hung hăng hơn và thường xuyên xảy ra va chạm với nhau. Lúc này bạn cần chú ý theo dõi, nếu có dấu hiệu đánh nhau cần tách đàn ngay. Bởi cá betta khi va chạm rất quyết liệt, làm hỏng những bộ phận trên cơ thể, thậm chí dẫn đến cá chết.
Bài viết này vừa gửi tới bạn đọc cách ép cá betta đúng kỹ thuật nhất được tham khảo từ những người nuôi cá có kinh nghiệm. Mong rằng, với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể ép được lứa cá betta tốt nhất cho mình. Nếu có thắc mắc về cách nuôi cá và ép cá betta, bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, Blog Vật Nuôi và anh em chơi cá sẽ phản hồi nhanh chóng.
Chúc các bạn thành công!