Vì sao phải khử clo trong nước dùng cho bể thuỷ sinh?
Nếu chúng ta không xử lý khí clo dư trong nước máy trước khi nuôi cá sẽ dẫn tới tỷ lệ cá chết rất cao, lên tới 95% so với nhiều nguồn nước khác. Nước máy nói chung đảm bảo tiêu chuẩn bởi nó được cung cấp bởi nhà máy nước thành phố. Mặc dù đã được xử lý sạch sẽ nhưng cũng không tránh khỏi những thành phần dư thừa còn tồn tại kèm theo như clo, asen, natri,…
Những hợp chất này nếu chưa được xử lý, khi tiếp xúc với cá sẽ khiến chúng không thể thích nghi được. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng cá bỏ ăn, màu sắc tái nhạt, ít vận động, sau một thời gian sẽ lên cơn co giật và chết hàng loạt.
Cách khử clo trong nước máy nuôi cá
Có nhiều cách xử lý khử clo trong nước máy khi nuôi cá cảnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn.
Lắp máy sục khí hoặc sử dụng nước cũ cho bể cá
Bạn có thể lắp đặt hệ thống sục khí, bổ sung oxy cho bể cá thuỷ sinh để khi clo bay hơi nhanh hơn. Biện phát này có thể khử clo rất hiệu quả. Ngoài ra, một cách thủ công rất đơn giản khác đó là phơi nước máy ngoài trời nắng trước vài ngày trước khi thay nước. Sau vài ngày, khí clo dư trong nước máy sẽ bay hơi và chất lượng nước sẽ được đảm bảo hơn.
Sử dụng chất khử clo cho bể cá
Bạn có thể sử dụng các dung dịch khử clo cho bể thuỷ sinh có bán nhiều tại các cửa hàng phụ kiện cá cảnh. Các loại dung dịch này đều có giá khá rẻ và có định lượng riêng cho từng loại. Vì thế, trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các hoạt chất sau để khử clo trong nước máy:
Sử dụng Sodium Thiosulfate
Khí clo tồn tại trong nước máy dưới dạng acid HoCl. Bạn có thể sử dụng Sodium để khử clo trong nước. Tuy nhiên, đây là chất tương đối độc với cá và các loài thuỷ sinh nên cần sử dụng đúng liều lượng. Tránh dùng quá liều, hoạt chất này sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan khiến cá bị ngạt. Tình trạng sử dụng quá liều Sodium có thể nhận biết bằng việc cá lờ đờ, sưng mang hoặc cháy vây cho đến chết.
Sử dụng Vitamin C
Đây là hoạt chất thay thế Sodium rất tốt vì không có độc tính, không làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước. Bạn tiến hành nghiền viên Vitamin C và hoà tan rồi đổ vào bể thuỷ sinh đồng thời khi châm nước máy. Tránh sử dụng quá nhiều Vitamin C vì có thể làm giảm nồng độ pH trong bể.
Lưu ý khi nuôi cá cảnh
Ngoài những biện pháp khử clo trong nước máy bên trên, chúng ta cũng cần nắm rõ kỹ thuật chăm sóc để đảm bảo mang lại cho đàn cá môi trường sống đảm bảo nhất.
Thay thế nước bể cá
Tuỳ theo nhu cầu sử dụng và sở thích của mỗi người mà bể cá thuỷ sinh nuôi cá có những kích thước khác nhau. Dựa vào mật độ cá trong bể để có thể thay nước đúng cách. Nuôi nhiều cá sẽ phải thay nước thường xuyên hơn bởi bể cá sẽ nhanh đục do thức ăn dư thừa, cặn bã và mùi hôi của nước cũ.
Các tiểu cảnh, thiết bị lắp đặt đi kèm cũng cần được cọ rửa, vệ sinh định kỳ để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho đàn cá của bạn. Ngoài ra, mỗi lần thay nước chỉ nên thay từ 30 đến 50% lượng nước mới, tránh cá bị sốc nước và chết.
Thời gian thay nước
Thời gian thay nước một phần ảnh hưởng bởi mật độ cá trong bể. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào những thiết bị, hệ thống trang bị đi kèm có khả năng kéo dài chất lượng nước hơn mà cá vẫn khoẻ mạnh.
Điển hình là hệ thống lọc nước và máy sục khí chất lượng cao sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian thay nước và đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá cảnh.
Vệ sinh bể cá
Vệ sinh bể cá định kỳ giúp đàn cá luôn thoải mái, phát triển tốt nhất bằng cách:
- Sử dụng hệ thống lọc nước dành riêng giúp nước trong bể bớt ô nhiễm, các chất cặn bã hàng ngày, thức ăn thừa đều được máy lọc loại bỏ phần nào.
- Dùng ống xi phông để hút các chất bẩn trong bể cá mà không nhất thiết phải thay nước.
- Nuôi kèm các loài cá dọn bể, mút rong giúp bể thuỷ sinh luôn trong sạch
- Chú ý tới nồng độ pH của nước, nên duy trì chỉ số này ở mức độ ổn định nhất có thể.
Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu cách khử clo trong nước máy để nuôi cá cảnh. Chắc hẳn những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn có thể mang lại cho bể cá của mình nguồn nước trong sạch hơn. Từ đó sở hữu bể cá sinh động và khoẻ mạnh dài lâu.