Chăm Sóc Chó Mang Thai Và Những Điều Bắt Buộc Phải Biết

Nếu vậy, cún cưng sẽ nhanh hồi phục sức khỏe sau quá trình thai nghén. Hơn nữa, đàn chó con cũng sẽ khỏe mạnh và ra đời an toàn hơn. Nếu bạn chưa biết cách chăm sóc thì cùng tham khảo với chúng tôi qua bài viết dưới đây của Blog Vật Nuôi.

Thời Gian Mang Thai Của Chó

Ngày xưa, các cụ chúng ta có câu: “Người mang thai 9 tháng 10 ngày, còn chó mèo thì 2 tháng 10 ngày”. Thực tế cũng đúng như vậy đấy.

Thời gian chó mang thai trung bình kéo dài khoảng 58 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Giống như tất cả các động vật có vú, sau khi chó con được sinh ra chó mẹ cho chó con bú và chăm sóc chó con vài tháng, với sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình, lúc này con mẹ sẽ trở nên hung dữ. (Nguồn: wikipedia)

Ngày mang thai này được tính từ ngày thụ thai. Nếu như bạn chủ động trong việc phối giống cho cún. Hãy tính từ ngày đưa đi phối giống, cộng thêm 1 ngày. Đối với các giống lớn, quá trình mang thai của chó có thể ngắn hơn giống nhỏ. Và lứa đẻ nào càng ít con thì thai kỳ của chó lại càng dài.

Rất nhiều bạn đọc đã gửi email đến Blog Vật Nuôi hỏi: chó chửa mấy tháng thì đẻ? Chó có bầu mấy tháng thì đẻ? Chó có thai mấy tháng thì đẻ? Chó mang bầu mấy tháng thì đẻ? Chó mang thai mấy tháng thì đẻ? Hay chó mang thai mấy tháng? Câu trả lời chính xác nhất, là đưa chúng tới các bệnh viện chăm sóc chó mèo để kiểm tra.

Những dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hay x-quang đều có thể trả lời vấn đề này. Dịch vụ siêu âm được nhiều người nghĩ tới nhất. Thông qua kết quả kiểm tra, chúng ta sẽ biết chó mang bầu mấy tháng đẻ và tình trạng sức khỏe của đàn con.

Lưu ý rằng, sau 25 ngày mang bầu thì siêu âm mới đánh giá được kết quả. X-quang thì được dùng như một biện pháp phụ, để tính chính xác lượng cún con trong bụng. Thông qua việc đếm số xương sống, dịch vụ x-quang cho biết lượng cún con chính xác tới 95%.

  • Xem thêm: Chó Chửa Mấy Tháng Thì Đẻ

Dấu Hiệu, Biến Chứng Khi Chó Mang Thai

Khi chó mang thai, sẽ có những thay đổi rõ rệt, từ hình thái cơ thể bên ngoài, cho tới thái độ, tính cách, hành động… Mọi bạn để ý một chút là sẽ nhận biệt được ngay đấy.

Cách nhận biết chó có thai thông dụng nhất là quan sát biến đổi cơ thể. Cách nhận biết đơn giản nhất chính là thông qua núm vú và phần bụng.

Núm vú và phần bụng của chó sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Núm vú của chó mẹ sẽ cương cứng và hồng lên trông thấy. Đây là sự phát triển ban đầu của tuyến sữa, nhằm phục vụ cho việc nuôi chó con. Về phần bụng, dấu hiệu chó mang bầu là việc to dần lên, tròn đầy và nặng hơn.

Ngoài ra, sự thay đổi tính cách, hành vi cũng là dấu hiệu nhận biết chó có thai. Sự thay đổi thể trạng khiến cho khả năng ăn uống của chúng bị giảm sút. Hãy tưởng tượng như thời điểm nghén ở người vậy.

Biểu hiện chó mang thai là sẽ ăn ít đi nhưng nhiều bữa trong 1 ngày. Thêm vào đó, chúng thích sự yên tĩnh và ấm áp. Một số sẽ lủi vào chỗ khuất một mình. Một số khác lại quanh quẩn bên chủ và thích được vuốt ve, chiều chuộng

Chú ý rằng, những dấu hiệu chó có bầu kể trên chỉ mang tính ước đoán. Thông thường, sau khi mang thai 30 ngày, những dấu hiệu chó có thai này mới trở lên rõ rệt hơn. Nếu chưa cho kinh nghiệm, hãy đưa tới các phòng khám thú y để nhận được kết luận chính xác. Chó bị tiêu chảy cũng là một tình trạng mà chủ nên quan tâm.

  • Xem thêm: Cách Chăm Sóc Chó Mang Thai

Hiện Tượng Chó Mang Thai Giả

Có hai kiểu mang thai giả ở chó. Một kiểu là do chính những chủ nuôi tạo ra. Tức là, bạn mong muốn chó của mình đẻ tới nỗi, tưởng tượng ra các dấu hiệu mang thai của chó.

Thực tế, các dấu hiệu của chó mang thai như “cứng bầu vú” hay “hồng núm vú hơn” đã xuất hiện từ thời điểm chó mẹ động dục. Còn dấu hiệu bụng lớn hơn có thể chỉ vì chó nhà bạn ăn quá nhiều.

Sau khi phối giống, hầu hết chó cái đều có sự thay đổi về tâm sinh lý. Nhưng không phải lần phối giống nào cũng thành công. Phải sau khi phối giống khoảng 25 đến 30 ngày, bạn mới đủ cơ sở để khẳng định chó mang thai không.

Chứng mang thai giả thứ hai là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở chó cái. Nói chính xác hơn là giảm bớt Hormone Progestoron và tăng Prolactin. Bệnh lý này tạo ra rất nhiều dấu hiệu mang thai ở chó rõ rệt, nhưng thực chất, tử cung không có bào thai.

Hiện tượng này thậm chí xuất hiện trên chó không đi giao phối. Thậm chí, chính chó mẹ cũng bị cơ thể mình lừa và tự tìm ổ đẻ. Tuyến sữa của chó mẹ thực tế có thể vắt ra sữa. Sau khoảng 60 ngày phối giống, chó cũng nằm ổ và kêu rên như sắp đẻ.

Hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ở chó đã hỏng thai. Ngay khi phát hiện ra điều này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Đây là bệnh lý cần sự can thiệp của thuốc và chuyên gia thú y.

Những Biểu Hiện Của Chó Sắp Đẻ

Nếu như chó nhà bạn được đưa đi siêu âm trước đó, chắc hẳn bạn đã ước tính được ngày chuyển dạ của cún cưng rồi. Nếu không, hãy dựa vào các dấu hiệu dưới đây

Trước khi sinh khoảng vài ngày, tuyến sữa của chó đã phát triển rõ rệt và có hiện tượng tiết sữa. Quan sát bên ngoài, thì “phần bụng bầu” có sự chuyển động, thấy được bằng mắt thường. Chó chửa bắt đầu dạo ổ nhiều hơn. Thấy rõ dấu hiệu của sự bồn chồn, lo lắng, hồi hộp.

Khoảng thời gian 24h trước khi sinh, chúng sẽ có biểu hiện bỏ ăn, thở gấp. Tần suất đi vệ sinh cũng nhiều hơn (giống như bệnh đái dắt). Có dịch chảy ra từ phía âm hộ của chó có bầu. Chó ăn quá no sẽ bị nôn mửa nhẹ

Tại thời điểm đau đẻ, chó sẽ kêu la nhiều hơn và mạnh hơn. Điều này hoàn toàn giống với quá trình rặn đẻ ở người vậy. Nhịp thở của chúng dồn dập hơn. Nhịp tim cũng nhanh hơn.

Nếu nước ối chảy ra ngoài mà chó con vẫn chưa chui ra thì phải liên hệ với bác sĩ thú y ngày. Đây là dấu hiệu khó đẻ ở chó. Có thể do chó mẹ không đủ sức sinh hoặc phôi thai ngược. Nếu xử lý chậm có thể gây tử vong chó con.

Biến Chứng Và Các Dấu Hiệu Sảy Thai

Sảy thai là hiện tượng ra thai khi dưới 1 tháng bầu. Chú ý rằng, nếu không bị ra thai mà bụng chó tự nhiên bé lại thì không phải là tiêu thai hay sảy thai. Trên thực tế, dưới 1 tháng bầu, bụng chó cũng chưa quá to.

Sinh non là hiện tượng ra thai khi hơn 1 tháng bầu. Thông thường, chó có thai thích ăn lại nhau thai (kể cả sinh thường hay sinh non). Nhưng những thứ này không tốt cho hệ tiêu hóa của nó. Hãy can thiệp ngay khi trường hợp này phát sinh.

Khi chó mẹ đang đẻ, chó con đã chui ra được ½ cơ thể nhưng sau vài phút mà vẫn không ra hẳn, bạn có thể hỗ trợ chúng. Nhanh tay kéo chó con ra ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.

Càng sát ngày đẻ càng phải theo dõi sát sao chó mẹ, tránh tình trạng đẻ rơi và bỏ con mà chủ không biết. Tốt nhất là phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y tế và bông băng sát trùng sau 2 tháng mang bầu.

Chu Kỳ Sinh Sản Của Chó

Nhiều người không biết chó nuôi bao lâu thì đẻ. Chó bắt đầu động dục sau khoảng 6 tháng tuổi. Những giống chó lớn có thể bắt đầu muộn hơn, khoảng 12 tháng tuổi. Bù lại, tuổi thọ của chúng cũng kéo dài hơn và chu kỳ mang thai của chó đôi khi lại ngắn hơn.

Dấu hiệu chó cái đến kì động dục là bộ phận sinh dục và núm đầu vú mẩy lên, âm hộ sưng to dần có dịch nhờn trong, nhớt từ âm đạo tiết ra, có thể trông thấy một vài giọt máu sắp hành kinh … khoảng 3-5 ngày máu ra ồ ạt, không liếm kịp, dây rớt ra nền nhà. Đây là lý do những người không nuôi chó sinh sản muốn triệt sản chó cái (Nguồn wikipedia)

Nên nhớ, chó có thể sinh sản ngay sau thời kỳ động dục đầu tiên, nhưng tốt hơn ở lần thứ 2 hoặc thứ 3. Giống như việc chúng ta dậy thì năm 13 tuổi, nhưng nên sinh con sau 18 hoặc 20 tuổi.

Đương nhiên, sinh nở quá muộn cũng không tốt cho chó. Với giống chó nhỏ, nên quá trình thụ thai của chó nên dừng sau 3 năm tuổi. Đối với các giống chó lớn, thời gian có thể lâu hơn, sau 6 năm tuổi.

Cách Chăm Sóc Chó Đang Mang Thai

Việc chăm sóc chó mang thai chưa bao giờ là đơn giản. Ngay cả với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cũng chưa chắc đã thực hiện được tốt nhất. Một số giống chó cần sự chăm sóc đặc biệt, nếu không thì tỉ lệ tử vong của chó con là rất cao.

Hai thứ cần quan tâm hàng đầu là chế độ ăn uống và môi trường sống. Nếu có điều kiện, hãy đi siêu âm chó mang thai và nhận lời khuyên từ bác sĩ. Để có thể biết được thai trong bụng phát triển như thế nào?

Khoảng thời gian 30 ngày đầu là dễ sảy thai nhất, cần đặc biệt chú ý. Nhưng điều khó là các biểu hiện của chó mang thai chưa xuất hiện trong thời điểm này. Kể cả dùng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh thì cũng chưa cho kết quả 100%.

Nếu như bạn chủ động trong việc đưa chó đi phối giống. Hãy cứ coi là chó bạn đang có bầu và chăm sóc chúng nhiệt tình. Vì biết đâu chúng lại có bầu thật thì sao.

Khi chó mang thai, tâm trạng của chúng rất bất ổn. Hãy tạo ra một môi trường riêng, khép kín và yên tĩnh. Tránh để chúng vận động nặng. Bạn có thể dắt chúng đi dạo hoặc vui đùa nhẹ nhàng cùng chúng. Cẩn thận với việc chó mang thai bị chảy máu.

Dinh Dưỡng Cho Chó Mang Thai

Cũng tương tự như ở người, chó mang thai cũng có chế độ dinh dưỡng riêng. Trong tháng đầu tiên mang thai, nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng canxi cao.

Nếu chó mang thai bỏ ăn, biếng ăn, mệt mỏi trong giai đoạn này cũng đừng quá lo lắng. Điều này là hết sức bình thường. Nếu như tình trạng diễn ra quá dài (1 tuần trở lên) hãy đưa đến các bệnh viện thú cưng để kiểm tra nhé.

Nếu như bạn có kiến thức về chăm sóc bà bầu ở người. Bạn sẽ thấy điều này là hết sức bình thường. Động vật mang thai mất rất nhiều máu huyết để sản sinh ra con cái của mình.Giai đoạn thai kỳ thứ hai (30 đến 45 ngày), hãy bổ sung thêm sắt vào thực đơn cho chó mang thai. Sắt là chất quan trọng trong việc sản xuất và tái tạo máu.

Thời điểm sau đó, bạn có thể đầu tư hơn. Hãy mua những thực phẩm chuyên dùng cho chó mang thai, sữa cho chó mang thai nếu kinh tế dư giả. Lúc này đã rất gần với ngày chuyển dạ. Năng lượng là thứ quan trọng hơn bao giờ hết đối với chó mẹ.

Chú ý, nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất một cách trực tiếp, như uống hay tiêm… Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Chúng tôi khuyên các bạn sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi chứ không phải uống thuốc bổ sung canxi. Mọi hoạt động uống thuốc hay tiêm lúc này đều phải được bác sĩ kiểm tra.

Chó Mang Thai Có Nên Tắm

Theo khuyến cáo từ nhiều chuyên gia Grooming, không nên tắm cho chó mang bầu. Theo bản năng, loài chó sẽ lắc mình để đẩy nước ra khỏi bộ lông. Điều này có tác dụng không nhỏ tới phần bụng dưới của chúng.

Vận động cơ bụng mạnh và thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi ở bên trong. Ngoài ra, tâm lý của chó bầu rất bất ổn định. Chúng có thể bị trượt té trong quá trình vệ sinh (nếu tắm trong bồn hoặc nhà vệ sinh trơn trượt).

Chúng có thể không cho bạn vệ sinh phần bụng dưới. Chúng có thể tấn công chính bạn khi căng thẳng hoặc sợ hãi. Hãy chuẩn bị khăn lau lớn để làm khô cho chó sau quá trình tắm rửa. Chó thường ngại tiếng động lớn, phát ra từ các loại máy sấy trong nhà.

Nếu bạn có máy sấy chuyên dụng, hãy để mức gió vừa phải và làm khô từ từ cho chúng. Lông ướt có thể gây ra nhiều bệnh về da và ký sinh trùng, đặc biệt là mùa nóng ẩm. Hãy chắc chắn chó của bạn được vệ sinh sạch sẽ sau khi tắm.

Chăm Sóc Chó Mới Đẻ

Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống vẫn là hai thứ cần quan tâm hàng đầu lúc này. Khi vừa đẻ xong, chó mẹ rất yếu và không thể di chuyển xa. Hãy đặt thức ăn ở sát ổ chó, nằm trong tầm với của nó.

Đôi khi chó mẹ bỏ ăn sau sinh, nhưng không nhiều. Lượng thức ăn ban đầu có thể là nhỏ, nhưng sẽ tăng lên với một tốc độ chóng mặt. Với cách chăm sóc chó mới đẻ đúng, chó mẹ có thể tiêu thụ lượng thức ăn nhiều gấp 4 lần sau khi sinh.

Hãy cách ly ổ chó ra khỏi người lạ và toàn bộ các loài động vật khác là cách nuôi chó mới đẻ tốt nhất. Chó con sơ sinh rất yếu ớt, rất dễ bị tổn thương. Ngay cả những động vật cùng giống loài cũng có thể gây nguy hại cho nhau.  Mặt khác, điều này cũng khiến cho chó mẹ cảm thấy thoái mái hơn.

Bản năng làm mẹ sẽ khiến chúng rất hung dữ. Chó mẹ có thể tấn công chính bạn nếu chúng thấy điều đó cần thiết với đàn con. Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy chú ý sát sao hơn nữa. Tính hiếu động của lũ trẻ kết hợp với tính cảnh giác của chó mẹ luôn tiềm ẩn vô số rủi ro.

  • Xem thêm: Cách Chăm Sóc Chó Mới Đẻ – Nuôi Chó Đẻ Nên Biết

Cách Nuôi Chó Con Mới Đẻ

Trong khoảng thời gian mới sinh, hãy để chó mẹ làm tất cả. Không nên can thiệp quá sâu vào đời sống đàn chó lúc này. Trước khi chó con cai sữa mẹ hoàn toàn, đừng cho chó sơ sinh uống sữa gì. Cân chó con hàng ngày là chú ý vàng trong cách nuôi chó con mới sinh. Theo dõi xem chúng có dấu hiệu bệnh tật gì không.

Hãy chú ý đến việc cân bằng nhiệt độ khi chăm sóc chó con mới đẻ. Chó mới sinh không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt. Những ngày đầu, chó con thường nằm trong cùng 1 ổ với chó mẹ.

Việc đơn giản bạn cần làm là cung cấp nguồn nhiệt hợp lý ngay cạnh ổ đẻ. Cách chăm sóc chó con mới sinh thông minh, là giữ nhiệt độ phòng ở mức  30 -32 độ °C bạn có thể mặc quần áo ngắn tay.

Hãy liên hệ với các bác sĩ và đưa chúng đi tiêm phòng ngay khi có thể. Trước và sau khi tiếp xúc với chó con, bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ. Áp dụng điều này với tất cả những khách thăm chó khác.Chú ý, nuôi chó con mới đẻ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bệnh tật. Trong đó có những bệnh gây tỉ lệ tử vong cao ở chó. Trong đó có những bệnh gây tỉ lệ truyền nhiễm cao sang người mà bạn không thể đoán trước được.

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh Không Có Mẹ

Nếu chó mẹ không may mất đi sau quá trình sinh nở, chúng tôi chân thành chia buồn cùng bạn. Mặt khác, bạn cần chuẩn bị tinh thần thật tốt cho việc chăm chó con mới đẻ. Đây là việc mệt nhọc, đòi hỏi phải tận tâm tận lực đặc biệt là 2 tuần đầu tiên

Thời gian đầu chúng cần được chăm sóc liên tục 24 giờ mỗi ngày. Có lẽ bạn phải xin nghỉ phép ở nhà để chăm sóc chúng, vì chó con cần được chăm sóc gần như liên tục trong 2 tuần đầu. (Nguồn: wikihow.vn)

Sữa cho chó con mới đẻ là thứ đầu tiên phải mua, nhằm thay thế cho nguồn sữa mẹ. Để chọn loại sữa tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bệnh viện thú y, hoặc từ người bán chó, hoặc chính các cửa hàng thức ăn chó mèo.

Thông thường, là các loại sữa bột, pha với nước sôi khi cần dùng (giống với cách pha sữa cho trẻ sơ sinh). Tuyệt đối không cho chó con uống sữa bò hay sữa dê. Chúng không tốt cho sự phát triển cho chó con.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về chủ đề chó mang thai. Hy vọng là các bạn đã có cái nhìn tổng quan về công việc khó khăn này. Chúc chó nhà bạn mẹ tròn con vuông.

Phòng khám Chăm Sóc Chó Mang Thai

Để lựa chọn một nơi tốt cho việc khám cho chó mang bầu Bạn nên dựa trên các tiêu chí sau:

  • Phòng khám uy tín, chất lượng
  • Bác sĩ chuyên môn và kinh nghiệm lâu dài trong việc tham khám, chuẩn đoán
  • Các trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ, tiên tiến
  • Tư vấn nhiệt tình, hiệu quả
  • Có sự cam kết khi thực hiện dịch vụ

 

Bài viết liên quan