Hướng Dẫn Cách Nuôi Gà Đẻ Trứng Đơn Giản Bạn Nên Bỏ Túi

Nuôi gà đẻ trứng là mô hình chăn nuôi đã mang lại kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân những năm gần đây. Một phần cũng bởi nhu cầu thực phẩm của người dân tăng lên dẫn tới nhu cầu về con giống tăng cao. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng giống cho bạn đọc tham khảo.

Chuồng nuôi gà đẻ trứng

Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi đang áp dụng 3 kiểu chuồng nuôi gà đẻ trứng giống phổ biến là chuồng nền, chuồng sàn và chuồng lồng. Trong đó, mỗi kiểu chuồng sẽ phù hợp với từng điều kiện, môi trường và quy mô sản xuất riêng.

Chuồng nền

Phổ biến nhất là chuồng nuôi nền, loại chuồng này phù hợp với đa số gà giống và gà đẻ thương phẩm. Sở dĩ phổ biến nhất bởi chuồng nền có chi phí thấp, điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ. Chăn nuôi gà đẻ dạng chuồng này không yêu cầu quá cao về kỹ thuật chuồng nuôi.

Tuy nhiên, chuồng nền cũng có những nhược điểm nhất định như khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh, không thích hợp với mô hình chăn nuôi lớn vì không thể áp dụng những kỹ thuật tiên tiến. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế mang lại không cao bởi chất lượng sảm phẩm không đồng đều, tỷ lệ gà đẻ khá thấp, trứng bẩn.

Chuồng sàn

Nuôi gà đẻ trứng chuồng sàn chưa thực sự phổ biến tại nước ta. Chuồng sàn thường mới chỉ được áp dụng tại các cơ sở nhân giống để giảm thiểu sử dụng thuốc thú y cho gà giống.  Loại chuồng này thích hợp nuôi gà giống và gà thịt. Một phần chưa phổ biến vì chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nên chỉ thích hợp với những trang trại, công ty chăn nuôi có quy mô lớn.

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà đẻ huyện Quỳ Châu.

Chuồng lồng

Loại chuồng này thích hợp cho gà đẻ trứng công nghiệp vì có thể dễ dàng quản lý thức ăn, dịch bệnh,… Chuồng lồng có thể áp dụng được nhiều kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi như: cho ăn uống tự động, nhặt trứng tự động, xử lý chất thải tự động,…Nhược điểm lớn nhất của loại chuồng này là chi phí đầu tư ban đầu lớn, không thể áp dụng với gà bố mẹ nên cần đầu tư con giống từ đầu.

Hiện nay, hầu hết các giống gà đẻ thương phẩm đều kết thúc giai đoạn hậu bị khi 18 tuần tuổi. Sau đó, gà sẽ được chuyển tới chuồng đẻ và bắt đầu quá trình chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn đẻ.

Cần đầu tư trang thiết bị, vật tư bảo quản trứng vì đây chính là yếu tố tác động lớn tới tỷ lệ nở của trứng. Cùng với đó là hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống làm mát vào mùa nóng và hệ thống sưởi vào mùa lạnh.

Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng

Không chỉ riêng nuôi gà đẻ trứng mà trong chăn nuôi, khâu kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định chính tới thành công hay thất bại. Cho nên, bà con cần tìm hiểu kỹ lưỡng qua nhiều phương tiện truyền thông, trung tâm khuyến nông, sách báo rồi tổng hợp lại thông tin. Trong đó, những chi tiết dưới đây bà con cần nắm rõ nếu đang muốn triển khai mô hình nuôi gà đẻ trứng.

Chọn con giống

Nên nuôi úm gà từ khi còn nhỏ rồi lớn lên sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhưng sẽ phải chăm sóc kỹ vì gà dễ bị chết. Nếu không nắm được kỹ thuật nuôi úm thì có thể nhập gà giống từ các trang trại lớn hoặc cơ sở chăn nuôi phân phối có uy tín.

Nếu mua gà giống từ các cơ sở phân phối thì nên chọn gà đạt trọng lượng từ 1kg trở lên vì lúc này đề kháng của gà đã phát triển toàn diện, tỷ lệ sống cao. Bên cạnh đó, nuôi gà đẻ trứng cần chọn giống bố mẹ tốt để tỷ lệ nở cao, trứng tốt, gà con khỏe mạnh.

Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng – mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cách thức cho gà ăn

Trong quá trình nuôi gà, bà con cần lưu ý cho gà ăn đầy đủ chất nhưng tới giai đoạn gà sắp đẻ và gà đẻ thì cần bổ sung thêm canxi cùng vitamin. Trong giai đoạn gà nghỉ đẻ cần cho ăn nhiều dinh dưỡng để nhanh phục hồi, chuẩn bị cho lứa sau. Lưu ý tỷ lệ gà trống và gà mái trong chuồng để đảm bảo trứng có đủ phôi, tỷ lệ ấp nở cao. Hiện nay, hầu hết các trại chăn nuôi đều đang áp dụng 1 trống và 5 mái.

Thức ăn cho gà đẻ trứng

Lưu ý thức ăn chia theo từng giai đoạn khi nuôi gà đẻ trứng, làm sao để gà không quá béo mà vẫn cho trứng đều. Vì gà quá béo, lớp mỡ sẽ lấp hết buồng trứng nên gà sẽ đẻ ít. Muốn gà ít mỡ thì bà con có thể bổ sung thêm đạm, giảm tinh bột trong thức ăn. Các loại thức ăn giàu đạm bao gồm bộ tôm, cá, các loại họ đậu,… Đảm bảo tỷ lệ đạm trong thức ăn cho gà 17%. Nếu sử dụng thức ăn mua sẵn có thể bổ sung thêm lúa mầm và cho ăn hai ngày mỗi lần vào buổi chiều.

Nhiệt độ bảo quản trứng gà giống tốt nhất giao động trong khoảng 25 tới 27 độ C. Bảo quản tối đa trong một tuần là phải đưa vào lò ấp. Bà con cần lưu ý nhiệt độ bảo quản bởi mức nhiệt quá cao hoặc quá thấp sẽ dễ làm trứng bị hỏng, ấp không nở.

Vệ sinh và phòng bệnh

Cuối cùng là khâu vệ sinh phòng bệnh, đây là khâu rất quan trọng bà con cần nắm rõ trước khi triển khai mô hình chăn nuôi gà đẻ. Đầu tiên là vấn đề vệ sinh, khử trùng. Thông thường, chúng ta cần phun thuốc khử trùng đều đặn mỗi tuần một lần, kết hợp rắc vôi bột vào nền để hạn chế mùi hôi.

Lớp đệm lót ổ đẻ cho gà phải thay thường xuyên, đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo và không dính phân gà. Phòng bệnh cho gà theo lịch định kỳ, riêng mùa lạnh có thể cho gà uống thêm nước ngâm tỏi để phòng cúm.

Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng | Cổng TTĐT Tài năng trẻ Quốc gia

Trên đây là những cách nuôi gà đẻ trứng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Bài viết liên quan