Dấu Hiệu Mèo Sắp Đẻ? Mèo Chửa Mấy Tháng Thì Sinh?

Bạn đang mong ngóng chờ đợi các bé mèo con chào đời từng giờ từng phút. Xong bạn cũng rất lo lắng không biết dấu hiệu mèo sắp đẻ ra sao và cần những gì để hỗ trợ cho mèo cưng của mình. Bài viết này Nuôi Thú sẽ chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm hay giúp nhận biết và hỗ trợ cho mèo mẹ sắp sinh chi tiết nhất.

Bạn đang mong ngóng chờ đợi các bé mèo con chào đời từng giờ từng phút. Xong bạn cũng rất lo lắng không biết dấu hiệu mèo sắp đẻ ra sao và cần những gì để hỗ trợ cho mèo cưng của mình. Bài viết này Nuôi Thú sẽ chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm hay giúp nhận biết và hỗ trợ cho mèo mẹ sắp sinh chi tiết nhất.

Dấu hiệu mèo sắp đẻ

Nếu bạn đã xác định chính xác mèo cưng của mình đã mang thai với thời gian khoảng 2 tháng thì có thể lưu ý và quan sát những dấu hiệu sau đây để biết chắc rằng mèo sắp chuyển dạ hay chưa nhé:

  • Lúc mèo sắp đẻ có thể thấy 2 bên bụng đều cứng, không đều và có chỗ nhô hẳn ra ngoài.
  • Mèo kêu liên tục với vẻ mặt nhờ vả. Bạn hãy dỗ dành nó sẽ khiến mèo nằm im, lấy một chút thức ăn nhẹ cho nó.
  • Mèo lờ đờ dần, bồn chồn và chui rúc vào những nơi kín đáo. Vì thế bạn cần chuẩn bị sẵn một chiếc ổ và hướng nó vào đó đẻ.
  • Mèo liếm láp âm hộ và các bộ phận trên cơ thể nhiều hơn thường ngày. Lý do vì loài mèo có bản năng vệ sinh cơ thể trước khi chuyển dạ.
  • Mèo thở hổn hển với dáng đi rất chậm, đôi lúc bạn sẽ thấy nó rên ư ử.
  • Nhiệt độ cơ thể của mèo có thể giảm từ 1 đến 2 độ C.
  • Bỏ ăn, mệt mỏi kèm triệu trứng nôn mửa.

Nếu trước khi chuyển dạ, mèo của bạn xuất huyết máu thì hãy nhanh chóng mang tới bác sĩ thú y để cấp cứu kịp thời. Đây là biểu hiện rất nguy hiểm, có thể sảy thai và khiến mèo tử vong.

Chuẩn bị sẵn cho mèo sắp chuyển dạ

Bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng sức khoẻ cho mèo mẹ cùng thức ăn, nơi đẻ theo các bước sau đây:

  • Đều đặn cho mèo mẹ đi khám khi mang thai. Vào cuối thai kỳ không nên mang mèo đi xa. Có điều kiện bạn hãy mời bác sĩ thú y qua nhà thăm khám.
  • Không tiêm bất kỳ loại thuốc nào trong giai đoạn này, luôn giữ ấm cho mèo. Tuyệt đối không cho mèo sử dụng thuốc hay các chất kích thích và giữ vệ sinh cho mèo.
  • Chuẩn bị sẵn ổ đẻ cho mèo, có thể chọn một cái hộp có kích thước lớn. Đặt hộp ở nơi khô ráo, ít người qua lại và tránh ánh nắng. Trong hộp bạn lót các loại vải mỏng và trơn tạo thoáng mát cho mèo.
  • Tỉa bớt lông khu vực âm hộ và quanh khu vực vú của mèo mẹ để dễ dàng hơn khi cho con bú. Chuẩn bị sẵn khăn sạch, nước ấm để lau chùi cho mèo mẹ và mèo con nếu nó không biết tự làm sạch.
  • Trước đó, bạn có thể cho mèo mẹ ăn thức ăn của mèo con trong giai đoạn cuối thai kỳ, giúp mèo con phát triển tốt nhất. Cho mèo ăn nhiều tinh bột để có sữa nhiều hơn, không cho mèo ăn đồ cứng. Tránh xa các thực phẩm cay nóng và luôn cho mèo ăn món mới.

Kinh nghiệm đỡ đẻ cho mèo

Đa phần mèo có thể tự chuyển dạ và tự đẻ mà không cần tới sự trợ giúp của chúng ta. Quan tâm mèo cưng thì bạn chỉ nên đứng ở nơi kín đáo và quan sát thôi, tránh để mèo mẹ mất tập trung trong khi sinh con, chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết thôi nhé.

Khi mèo có những biểu hiện sắp đẻ như ở phần trên, bạn cần nhanh chóng dẫn dụ mèo tới khu vực sắp đặt sẵn từ trước để dễ dàng theo dõi. Bạn nên dùng xà phòng diệt khuẩn và tháo hết trang sức trên tay nếu có để sẵn sàng can thiệp nếu cần thiết.

Nhớ là chỉ quan sát từ xa thôi nhé, để mèo tự đẻ và phải giữ yên lặng vì những tiếng động lạ có thể khiến mèo mẹ lo lắng, di chuyển đi chỗ khác kín đáo hơn. Điều này sẽ khiến bạn không quan sát được và không thể can thiệp khi cần. Khi đẻ xong, mèo mẹ sẽ làm vỡ màng ối để mèo con có thể thở được và liếm sạch từng bé.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mèo mẹ lần đầu mang thai không biết vệ sinh cho mèo con và đây là lúc cần tới sự can thiệp của bạn. Nhanh chóng phá vỡ màng ối, lau sạch từng bé mèo con và đặt vào ổ.

Kiểm tra xem có xót nhau thai trên người mèo mẹ hay không, nếu có cần gỡ ra nhanh chóng để tránh mèo mẹ bị nhiễm trùng. Nếu khó khăn không được cố vì có thể nhau thai đã mắc vào dây rốn và sẽ làm mèo mẹ tử vong. Đa phần mèo mẹ sẽ ăn luôn nhau thai sau khi mới sinh xong, được biết đây là nguồn dinh dưỡng rất tốt giúp mèo mẹ phục hồi nhanh hơn.

Nếu có vấn đề khó khăn cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ thú y để có hướng xử lý phù hợp nhất. Không nên cố gắng thực hiện tác động nào, không tự cắt dây rốn nếu bạn không nắm rõ vì sẽ ảnh hưởng tới mèo mẹ.

Bài viết này là một vài chia sẻ của Nuôi Thú về dấu hiệu mèo sắp sinh và đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời nhất. Hãy lưu ý kỹ những gì cần chuẩn bị cho mèo sắp sinh nha. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ có nhiều hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan