Lưu Ý Về Chuồng và Vị Trí Đặt Chuồng Nhím Cảnh Hợp Lý
Đặt Chuồng Nhím Cảnh Đúng Cách – Nhím cảnh ngày nay là một thú vui khá quen thuộc đối với các bạn trẻ. Nhất là những người sống trong căn hộ chật hẹp, ít có không gian để nuôi thú cưng. Nhím cảnh cũng là loài vật nuôi phù hợp với người thường xuyên bận rộn và không có nhiều thời gian chăm sóc.
Nhìn chung nhím cảnh (hay nhím lùn châu Phi) khá dễ nuôi. Chúng không đòi hỏi quá nhiều về không gian sống cũng như thức ăn. Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý khi nuôi loài vật này. Trong đó vị trí đặt chuồng nuôi nhím rất quan trọng. Cùng Blog Vật Nuôi tìm hiểu xem nên đặt chuồng ở đâu thì tốt nhất cho những chú Nhím Cảnh nhà bạn nhé 🙂
Vị Trí Đặt Chuồng Nhím Kiểng
Chuồng nhím kiểng nên được đặt ở trong một căn phòng ấm áp, thoải mái. Tránh đặt ở những nơi ồn ào như phòng khách vì âm thanh phát ra từ tivi có thể ảnh hưởng đến chúng và cũng không nên đặt ở nhà bếp. Còn nếu bạn muốn đặt chúng trong phòng ngủ của bạn (nếu có máy điều hoà), hãy chắc chắn rằng nhiệt độ luôn ở trên mức 24 độ nhé và cũng không nên vượt quá 32 độ. Một điều quan trọng khác là tránh để cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng. Ánh sáng thì rất tốt cho chúng, nhưng những tia sẽ trực tiếp thì có nhiệt độ cao hơn nên có nguy cơ gây hại. Vì vậy không nên để chuồng ở khu vực gần cửa sổ nhé và cũng không nên để máy điều hoà thổi nhiệt độ trực tiếp vào chuồng nhé.

Bên cạnh đó, cũng không nên vì vậy mà đem chuồng chúng đặt vào nơi quá tối tăm. Vì nếu không được chiếu sáng, rất có thể quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng không được diễn ra suông sẻ dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ. Không nên đặt chuồng ở sân thượng (mặc dù có cả mái che chẳng hạn) vì nhiệt độ ngoài trời khi về đêm ở một số nơi rất thấp và có thể dẫn đến một số điều tệ hại, ngủ đông và cảm cúm là phổ biến.
- Xem thêm: Các Mẫu Chuồng Nhím Cảnh
Đặt Chuồng Nhím Kiểng Chú Ý Nhiệt Độ
Về vấn đề nhiệt độ, một số tài liệu tham khảo cho thấy, nhím có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn 24 độ C. Nhưng điều này có thể gây hại nghiêm trọng, chúng có thể lâm vào trạng thái ngủ đông và có thể gây tử vong. Chúng dường như có xu hướng lành mạnh hơn, ổn định sức khoẻ hơn khi được đặt nuôi ở những nơi ấm áp.
Nhiệt Độ Nơi Nuôi Nhím Cảnh
Nhiệt độ lý tưởng nhất đối với nhím cảnh là trên 24°C và không quá 32°C. Không nên để chuồng ở gần cửa sổ. Nên cách ít nhất 1,5m để tránh ánh mạnh. Đặc biệt không để điều hòa thổi gió trực tiếp vào chuồng nhím.
Một số tài liệu cho rằng nhím cảnh có thể chịu được nhiệt độ dưới 24°C. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Vì ở nhiệt độ này, nhím sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông và rất dễ tử vong nếu không được theo dõi.

Những con nhím sống trong môi trường lành mạnh, ấm áp bao giờ cũng có sức khỏe tốt hơn. Nhím khỏe mạnh, ít bệnh sẽ giúp chủ nhân đỡ mất công trong việc chăm sóc.
Lưu Ý Về Chuồng Nuôi Nhím Kiểng
Khi nuôi nhím, hãy nhớ rằng chúng luôn có một mùi hôi rất đặc trưng. Mùi này có thể giảm hoặc tăng tùy vào việc bạn có vệ sinh chuồng thường xuyên hay không. Cách tốt nhất để giảm mùi hôi là thường xuyên thay lớp mùn lót chuồng.
Khi bạn thay chuồng, cho dù ở bất cứ trường hợp nào hoặc hôi đến cỡ nào cũng không nên sử dụng nước hoa, chai xịt phòng để xịt vào chuồng nhím kiểng. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bé sau này. Cũng không nên sử dụng các loại mùn cưa quá thơm mà dẫn đến nguy cơ như trên. Bên cạnh đó, nên áp dụng một vài biện pháp chống kiến cho lồng nhím như sử dụng phấn chống kiến. Tốt nhất nên làm một dàn đế, để chuồng lên trên đó nhằm tránh kiến và một vài loài côn trùng nguy hiểm có thể bò vào và gây hại.
Tránh đặt chuồng ở nơi có nhiều kiến, chuột hoặc gián. Những loại côn trùng và động vật gây hại này có thể lây bệnh hoặc tấn công thú cưng của bạn. Đồng thời chúng có thể làm hỏng thức ăn, gây bệnh cho nhím.

Trên đây là một vài kinh nghiệm về cách đặt chuồng nuôi nhím. Nếu bạn đang quan tâm: kỹ thuật nuôi nhím đẻ hiệu quả, nhím sinh sản như thế nào. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.
Bạn có nhu cầu đặt Quảng cáo trong bài viết vui lòng liên hệ với Blog Vật Nuôi nhé !
A Note About Cages and Locations Place Reasonable Landscape Cages
Pingback: Phân biệt màu nhím kiểng như thế nào? - Blog Vật Nuôi
Pingback: Cách chọn chuồng nuôi cho nhím kiểng - Blog Vật Nuôi