Vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên bạn thấy bé mèo của mình có biểu hiện đau mắt. Bạn hốt hoảng, xót xa không biết phải làm sao để giúp bé mèo hết khó chịu. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý khi mèo bị đau mắt chi tiết tại nhà.
Vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên bạn thấy bé mèo của mình có biểu hiện đau mắt. Bạn hốt hoảng, xót xa không biết phải làm sao để giúp bé mèo hết khó chịu. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý khi mèo bị đau mắt chi tiết tại nhà.
Bệnh viêm kết mạc hay gọi đơn giản đau mắt ở mèo là căn bệnh rất dễ gặp trên mèo bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Mèo sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, không sạch sẽ cũng có thể bị đau mắt. Nặng hơn là mèo bị nhiễm vi khuẩn, virus khiến mắt bị tổn thương. Đặc biệt mèo con rất dễ bị đau mắt bởi sức đề kháng của chúng yếu hơn mèo trưởng thành rất nhiều. Hầu hết các trường hợp đau mắt ở mèo con thường không được phát hiện kịp thời khiến chúng bị ảnh hưởng về sức khỏe của chúng sau này.
Tham khảo thêm:
- Cách nuôi mèo con và huấn luyện mèo con
- Cách lựa chọn thức ăn cho mèo
Mục lục
Mèo bị đau mắt có lây không?
Đau mắt ở mèo không phải là bệnh lây truyền và chỉ gây ra những khó chịu cho bé mèo của bạn mà thôi. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời thì căn bệnh này có khả năng phát triển rất nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm trí mù loà. Nếu bạn thấy có dấu hiệu mèo bị đau mắt thì cần phải tiến hành chữa trị cho mèo ngay để đảm bảo sức khỏe cho mèo.
Dấu hiệu mèo bị đau mắt
- Mèo xuất hiện nhiều gỉ mắt hơn ngày thường
- Mèo gãi mắt thường xuyên, có thể gây ra nhiều vết xước
- Màu sắc mắt thay đổi, đỏ hơn so với bình thường và chảy nhiều nước với màu vàng xanh.
- Đồng tử nhỏ và không đều.
- Sưng nhãn cầu.
- Mắt bị đục hoặc mờ.
Nếu quan sát mèo thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự thay đổi nếu chẳng may mèo cưng bị đau mắt.
Nguyên nhân mèo bị đau mắt
Đau mắt ở mèo có nhiều nguyên nhân, trong đó:
- Bệnh tự phát do tác động xấu từ môi trường sinh sống.
- Có khối u
- Bệnh chuyển hoá
- Protein trên mắt xâm nhập
- Nhiễm nấm
- Bệnh Rickettsia do bọ chét, rận mèo gây ra.
Mèo bị đau mắt nhiều nhất là do tác động từ môi trường không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn dính vào mắt gây tổn thương và dị ứng. Các tác nhân này sẽ khiến mèo có cảm giác ngứa mắt và sẽ đưa chân len gãi, dẫn tới xước, đau một bên hoặc đau cả 2 mắt.
Chính những vết xước mà mèo vô tình tự gây ra do đưa chân lên dụi sẽ giúp vi khuẩn tiếp xúc với kết mạc. Từ đó làm mắt chảy nhiều nước, đỏ và sưng lên gây nhiễm trùng và ảnh hưởng tới mắt của mèo.
Một nguyên nhân nữa ít phổ biến hơn cũng khiến mèo bị đau mắt đó là trong thời gian chúng đang bị cúm. Mèo bị cúm cũng chảy nước mắt và nếu kéo dài cũng thể làm mắt bị sưng tấy, đỏ ngứa thậm trí loét giác mạc.
Điều trị mèo bị đau mắt
Trước tiên, bạn cần đảm bảo chính xác xem mèo cưng của mình bị đau mắt do nguyên nhân nào gây ra. Nhẹ nhất là mèo bị đau mắt do bụi bẩn tác động, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc nhỏ do bác sĩ thú y tư vấn. Trong thời gian điều trị tránh cho mèo phải tiếp xúc chỗ đông người và môi trường không đảm bảo.
Còn nếu mèo bị đau mắt do nhiễm virus thì ngoài việc rửa mắt cho mèo. Bạn nên mang bé tới phòng khám thú y để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị nhanh chóng vì đau mắt lâu ngày có thể khiến mèo bị mù loà.
Hiếm gặp, trong một vài tình huống đặc biệt như có khối u gây biến chứng làm tăng nhãn áp. Bác sĩ thú y có thể sẽ đề nghị phẫu thuật loại bỏ mắt. Trường hợp này rất hiếm nhưng nếu xảy ra thì chúng ta không còn cách nào khác.
Bác sĩ thú ý sẽ lấy đi khỏi mắt mèo các dịch mủ chứa vi khuẩn và điều trị bằng kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ thú y hướng dẫn chi tiết từ cách sử dụng và liều dùng. Từ đó bạn áp dụng theo để cải thiện tình hình. Sau khi điều trị hoàn tất, bạn vẫn phải theo dõi và cho mèo dùng thuốc đủ liều để bệnh khỏi hẳn.
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh vì thế bạn nên vệ sinh mắt cho mèo thường xuyên bằng bông để hạn chế tối đa khả năng mèo bị đau mắt trở lại. Lưu ý chỉ lau quanh viền mắt thôi nhé, không được để bông tiếp xúc trực tiếp với giác mạc.
Chăm sóc khi mèo bị đau mắt
Đảm bảo không gian sống của mèo luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Vệ sinh thường xuyên khu vực nuôi mèo. Không để bụi bẩn, chất thải dính vào ổ và lông của mèo, ảnh hưởng tới cuộc sống. Nếu không phù hợp, bạn có thể bắt buộc phải thay đổi chỗ ở cho mèo.
Sau khi điều trị cho mèo xong cần lưu ý tới tất cả những dặn dò của bác sĩ thú y. Nhỏ mắt cho mèo khá khó nhưng bắt buộc phải thực hiện vì sức khoẻ của mèo cưng. Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian chăm sóc, quan sát mèo xem có biểu hiện thay đổi nào không. Cẩn thận hơn, bạn có thể hẹn lại bác sĩ thú y để mèo được kiểm tra cụ thể hơn.
Bài viết trên Nuôi Thú vừa chia sẻ những thông tin giúp bạn đọc nhận biết và có hướng xử lý nhanh chóng khi mèo bị đau mắt. Mong rằng sau khi tham khảo những lưu ý này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc mèo cưng của mình tốt hơn.
<!–
–>