Chăm Sóc Nhím Kiểng – Những điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng nhận thấy nhiều người nuôi Nhím Kiểng hiện nay dù đã nuôi rồi hay những người chuẩn bị nuôi còn thiếu khá nhiều kiến thức về cách chăm sóc Nhím cảnh sao cho hiệu quả nhất. Blog Vật Nuôi tổng hợp tất cả những cách, những điều cần thiết nhất để chăm sóc những chú Nhím “siu kiu” được mạnh khỏe và nhanh nhẹn nhất cho tất cả mọi người tư “nhập môn” đến “nâng cao” cho những người đã và đang nuôi. Đọc hết để có kiến thức tổng hợp về cách Nuôi Nhím Cảnh Hiệu Qủa nhé <3
Cách Phân Biệt Nhím Kiểng Đực và Cái
Chọn giới tính cho Nhím Kiểng trước khi nuôi vô cùng quan trọng khi bạn đưa ra quyết định cho nhím sinh sản hay không ?
Ngoại Hình
Để phân biệt nhím đực cái. Đối với các bé nhím kiểng có độ tuổi khoảng từ 1 -2 tháng thì rất khó để phân biệt các bé là trai hay gái khi sử dụng phương pháp này.Tuy nhiên đối với các bé nhím trưởng thành thì chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào ngoại hình để biết các bé nhím kiểng là đực hay cái. Nhím đực thường có ngoại hình nhỏ con hơn hơn các bé nhím cái. Do các bé đực tập trung dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ bắp. Các bé cái thì phát triển các mô mỡ.
Độ Thân Thiện
Ngay từ những lúc mới được sinh ra, nhím kiểng đực đã tỏ ra rất chi là khó chịu, muốn tiếp cận được các bé này thì cần phải có tính kiên nhẫn và cần thời gian rất lâu. Khác với các bé nhím được, các nàng nhím kiểng cái lại tỏ ra rất thân thiện với người nuôi, có thể bồng bế thoải mái. Nhưng phương diện này chỉ chính xác khoảng 95%. Tuy nhiên cũng không phải hoàn toàn đúng là như thế. Do gen di truyền từ bố hoặc mẹ mà các bé cái cũng rất khó để có thể gần gũi.
Lượng Thức Ăn
Từ hai tháng tuổi trở đi, các bé nhím kiểng đực ăn rất ít, uống nước cũng rất ít. Con cái thì có vẻ tham ăn hơn, các bé ăn cũng tiêu thụ nước rất nhiều.
Lượng Phân, Nước Tiểu
Do chí ăn một số lượng ít thức ăn nên con đực sẽ đi vệ sinh không nhiều và con cái thì ngược lại.
Bộ Phận Sinh Dục
Nếu các bạn đã có thể tiếp cận các bé nhím kiểng, đã có thể lật bụng các bé ra thì hãy áp dụng cách này để phân biệt nhím đực cái. Bắt đầu quan sát phần bụng, đối với con đực. Khoảng cách từ tuyến sinh dục đến hậu môn khá xa (một vài cm), tuyến sinh dục của chúng thường nhô ra gần giữa bụng. Đối với con cái, bộ phận sinh dục của chúng sẽ sát với hậu môn. Mức độ chính xác: 100%. Các bạn có thể xem hình sau để phân biệt dễ hơn nè.
Cách Làm Quen Với Nhím Cảnh
Khi bé vừa mới về nhà bạn, hãy khoan động chạm vào chúng mà hãy để chúng được yên tĩnh, làm quen dần với môi trường xung quanh.
Có nhiều bé khi vừa về đã lăn đùng ra ngủ, do quá mệt, cũng có nhiều bé, quậy phá vật dụng trong chuồng.
Yên tâm nhé, tất cả điều là bình thường. Vì chúng đã trải qua một sự kiện lớn trong đời (chuyển hộ khẩu). Điều này chỉ diễn ra trong 2,3 ngày đầu. Qua những ngày sau đó, bạn hãy tăng cường độ tiếp xúc với bé. Dùng bao tay bắt bé lên và bỏ qua tay kia của bạn. Hãy kiên nhẫn để bé không co lại, kế đến, bé sẽ cạp cạp vào tay bạn, không phải cắn, mà chúng sẽ lấy mùi hương từ chính tay bạn hòa trộn với mùi nước bọt của chúng, rồi trét lại trên lông gai chúng. Thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn nhé, không nên tạo ra bất kì tiếng động hay mối đe dọa nào.
Đối với nhím kiểng đực thì quá trình này kéo dài lâu hơn, nếu muốn bế bé, thì tốt nhất là thật cẩn thận, luồn tay xuống phần bụng và ẵm bé lên
Chuồng Nuôi Nhím Kiểng
Cũng giống như chuồng hamster, nhưng so sánh về mức độ các phụ kiện và đồ chơi thì chuồng nhím không cần nhiều như thế. Một chuồng nhím có thể được xem là ok nhất nên được làm bằng kính hoặc mica, kích thước khoảng 60*30*30 (dài* rộng*cao) (dành cho 1 bé). Với kích thước như vậy, sẽ đảm bảo nuôi từ nhỏ đến lớn.
Quan trọng, phải để ở nơi rộng rãi, khô ráo, thoáng mát và ít tiếng ồn. Trong chuồng, các bạn có thể trang bị thêm một số vật dụng như: chén ăn, bình nước, bánh xe (wheel), hoặc nhà ngủ.
Lưu ý: với những vật dụng đó, nên chọn loại bằng chất liệu nhựa, mica hoặc sứ là tốt nhất.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại chuồng trên thị trường, nhưng theo Blog Vật Nuôi xem xét thì có 2 loại tốt và tiện dụng nhất:
Bể kính nuôi cá hay bể mica
- Ưu điểm: trong suốt, đặt trong phòng ngủ hay phòng khách thì toát lên vẻ sang trọng, không dơ.
- Nhược điểm: các mùa khác thì không nói làm gì, chứ mùa hè thì nóng chết đi được, bí gió quá mà.
Chuồng lồng như tại các shop đang bán
- Ưu điểm: đẹp đẽ, nhiều kiểu dáng, không quá bí gió
- Nhược điểm: nếu để ớ phòng ngủ hay phòng khách, hôi quá đi thôi, còn nữa, vào mua đông, chắc phải thiết kế thêm cái mền cho nó quá.Theo ý tôi, tốt nhất nên sử dụnh bể kính hay chuồng mica, vừa tiện lợi, rẻ, dễ làm, ko hôi.. Về lót chuồng, cũng có rất nhiều loại cho các bạn chọn lựa.
Các loại chuồng nuôi Nhím Cảnh khác
Các loại Chuồng nuôi Nhím kiểng khác các Bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc nếu Bạn biết loại nào tốt hơn thì comment xuống phía dưới để Blog Vật Nuôi tổng hợp thêm nhé.
Vấn đề lót chuồng cho nhím kiểng
Vật liệu lót chuồng hữu ích nhất cho nhím là mùn cưa gỗ thông. Ngoài tính khử mùi, chúng còn có thể hút ẩm, không mang lại nhiều tác dụng phụ như các loại khác (đặc biệt là loại có mùi thơm). Vì nhím kiểng là loài gặm nhắm, ăn nhiều, uống nhiều, nên chúng đi cũng nhiều (chỉ đối với các bé lớn).
Do đó, tốt nhất là chúng ta nên lót thành 2 lớp:
- Lớp bên dưới nên là cát trắng mịn
- Lớp bên trên là lớp mùn cưa.
Nếu muốn nhím bạn khỏe mạnh, sạch sẽ thì nên dọn chuồng một ngày một lần. Dọn chuồng ở đây là thấy phần nào dơ thì hốt bỏ, thay phần khác, chứ không phải là toàn bộ.
- Xem thêm: Lưu Ý Về Chuồng và Vị Trí Đặt Chuồng Nhím Cảnh Hợp Lý
Thức Ăn Và Chế Độ Dinh Dưỡng Của Nhím Cảnh
Cũng giống như các loài gặm nhắm khác, nhím kiểng có thể ăn được nhiều thứ: sâu gạo, cào cào, dế và các loại rau quả như lê, dưa leo, táo, bí….Đó chỉ là dành cho một bộ phận nhím kiểng. Có bé thích khẩu phần này, có bé thích khẩu phần khác. Chính vì vậy, các nhà lai tạo đã tập dần cho chúng ăn thức ăn cho mèo đóng hộp (có thể mua ở siêu thị, hay hiệu thú ý). Tùy vào độ tuổi, hành vi, tập tính, giới tính của từng bé mà chúng ta có thể áp dụng chế độ ăn. Một ngày có thể được chia làm 3 bữa ăn chính: sáng, chiều và tối. Thức ăn tốt nhất thì không nên để qua ngày. Nguồn nước phải lọc sạch, không nhiễm phèn, hóa chất. Liều lượng thức ăn thì nên dựa vào nhu cầu của bé mà định đoạt.
Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho các bé nhím kiểng. Thêm vào khẩu phần ăn của các bé một ít phô mai, thịt luộc xé nhuyễn chẳng hạn. Kèm theo là các loại rao củ giàu vitamin. Cho nhím kiểng cái bổ sung thêm viên C sủi bọt.
Các loại sữa nhím kiểng được phép uống
Một số diễn đàn cho rằng có thể cho nhím kiểng uống sữa bột không đường. Ý kiến này chúng tôi chưa thể kiểm chứng tính xác thực của nó, vì chưa đưa ra cụ thể là nhím kiểng ở lứa tuổi nào mới có thể uống được sữa bột. Tuy nhiên, đối với các bé baby, nếu mẹ chúng không cho bú thì có thể dùng sữa dê không đường (chưa qua chế biến, lấy tại trang trại).
Cách cho bú như sau: dùng chai thuốc nhỏ mắt, vệ sinh thật sạch chai, cho vào đó một ít sữa rồi nhỏ từ từ vào miêng bé.
Chú ý: lúc cho bé nhím cảnh bú, không nên để bé nằm ngửa, mà nên để bé theo chiều thẳng đứng hoặc hơi nghiêng về phía trước. Nếu không bé sẽ bị sặc.
Phòng Và Trị Bệnh Cho Nhím Cảnh
Nuôi nhím kiểng ít khi bị bệnh, sức đề kháng của chúng rất tốt. Vào đầu mùa mưa chúng có thể bị cảm lạnh, ta chỉ cần sưởi ấm chúng bằng bóng đèn dây tóc. Và nên giữ cho lớp lót chuồng luôn sạch sẽ, vì có thể gây ra bệnh đường ruột hay ghẻ lở, bệnh ngoài da chẳng hạn. Tuyệt đối phải lót chuồng bằng các vật dụng kể trên, vì nếu không lót, sau một thời gian chúng sẽ tử vong. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, với liều lượng cực nhỏ, chúng ta có thể trộng vào thức ăn hay nước uống.
Các em ít khi bị bệnh, sức đề kháng của chúng rất tốt. Vào đầu mùa mưa thì chúng có thể bị cảm lạnh, ta chỉ cần sưởi ấm chúng bằng bóng đèn dây tóc. Và nên giữ cho lớp lót chuồng luôn sạch sẽ, vì có thể gây ra bệnh đường ruột hay ghẻ lở, bệnh ngoài da chẳng hạn. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, với liều lượng cực nhỏ, chúng ta có thể trộng vào thức ăn hay nước uống.
- Xem thêm: Những Điều Cơ Bản Nhất Phải Biết Trước Khi Nuôi Nhím Cảnh
Cách Nhận Biết Nhím Kiểng Mang Thai
Có rất nhiều tài liệu bàn luận vể vấn đề này, tôi không bác bỏ cũng không ủng hộ hoàn toàn. Ở bài viết này, tôi chỉ xin được chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân tôi. Hầu hết các bé nhím kiểng cái thi mang thai thì tính tình dữ hơn, nhát hơn bình thường. Chúng uống nước nhiều, đi đại tiểu tiện cũng rất nhiều. Ngủ thường không co người lại, chúng thường hay duỗi thẳng.
Khi đã đến tuần thứ 3 của thai kì, bụng chúng sẽ to lên rất rõ, sờ vào, chúng ta có thể cảm nhận được các bé nhím kiểng baby trong đó (chu kì mang thai của chúng từ 30-35 ngày). Cũng giống các loài khác, chúng cũng sẽ tha mùn cưa, rơm….bao quanh tổ trước khi sinh. Điểm đặc biệt nữa là trước khi sinh, chúng thường chạy lăng xăng, trèo lên thành chuồng, phá bình nước và các vật dụng. Gần đến ngày sinh, nhím kiểng cái thường dùng miệng tự vặt lông mao ở xung quanh vùng vú và bộ phận sinh dục.
Chế Độ Dinh Dưỡng Chăm Sóc Nhím Kiểng Mẹ Nuôi Con
Để chăm sóc được bầy con của chúng, chế độ dinh dưỡng phải đòi hỏi khắt khe hơn bình thường, đầy đủ chất hơn và hàm lượng, số lượng cũng nhiều hơn. Chế độ ăn trong thời gian này cũng không khác gì so với thường ngày. Nhưng có điều là tăng hàm lượng đạm, chất béo. Tăng đạm bằng cách cho chúng ăn nhiều sâu worm, nhưng nhớ là liều lượng vừa phải nhé. Tăng hàm lượng chất béo bằng cách cho em nó bồi bổ thêm phô mai con bò cười (ít thôi nhé, chứ không là dễ tiêu chảy). Tất cả những loại thức ăn nhiều chất, phải cho ăn từ ít đến nhiều, vừa cho ăn vừa theo dõi, tránh nhiều quá gây tác dụng phụ. Ngoài những thức ăn đã nói ở trên thì Nhím Cảnh có thể ăn được những thức ăn của Mèo. Các Bạn có thể tham khảo để mua cho bé nhím nhà mình nhé.
Khi sinh con, nhím kiểng mẹ thường rất dữ, nếu xảy ra một tác động nhỏ, chúng đều có thể ăn con hoặc bỏ mặc đó mà không cho bú. Vì vật, kĩ lưỡng hơn, bạn nên sử dụng giấy báo để che chuồng lại, để chuồng nhím kiểng vào nơi ít tiếng ồn.
Điều đặc biệt quan trọng không nên thay phần mùn cưa đã dơ cho tới khi nhím kiểng con mở mắt (3 tuần). Vì vậy, tốt nhất là trước khi em nó đẻ, các bạn hãy thay mới hoàn toàn và nên chọn những loại lâu thay, gỗ nén chẳng hạn, loại này có nhược điểm là hơi bụi, có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của baby, nhưng độ hút ẩm thì không phải bàn cãi. Trong trường hợp bất khả kháng, nếu có em baby nào không may “dừng cuộc chơi”, nên dùng một cái muỗng, múc em nó ra thật nhẹ nhàng và không được đánh động đến nhím kiểng mẹ.
Nhím Kiểng Mẹ Không Chịu Nuôi Con
Đây cũng là một trong những vấn đề nan giải. Nhưng nếu tìm hiểu kĩ nguyên nhân xảy ra, thì chúng ta có thể khắc phục. Trường hợp nếu do tiếng ồn, do stress, bạn nên thay đổi vị trí chuồng vào nơi yên tĩnh. Trường hợp khác, bạn cũng biết quá trình sinh đẻ ra sao rồi, nếu quá mệt, nhím kiểng mẹ chưa cho con bú, đừng vội kết luận bé không biết nuôi con, thường thì nhím kiểng mẹ sẽ cho con bú sau 12 tiếng. Vì khi mới đẻ ra, nếu bạn để ý thì phần bụng các bé baby vẫn còn chứa nhiều sữa.
Nếu mẹ nhím không chịu cho con bú thiệt hoặc đã “ra đi” trong quá trình sinh đẻ, và nếu bạn cũng có một mẹ nhím khác đang nuôi con, thì hãy ghép các bé nhím kiểng baby qua mẹ nhím đó. Nhớ là dùng muỗng múc qua nhé, và chỉ thực hiện khi bé mẹ kia đang ngủ. Trong trường hợp chỉ có một nhím kiểng cái, mà bé đã đi, thì chỉ còn cách cho bú bằng sữa thay thế, cách này có xác xuất thành công không cao, nguồn sữa thay thế nên là sữa dê không đường. Cứ cách 2-3 tiếng, cho bé bú một lần.
Nên Nuôi Chung Hay Nuôi Riêng Nhím Kiểng
Tốt nhất là không nên nuôi chung khi bé từ 2,5 tháng tuổi trở lên. Nhưng để tiết kiệm chi phí, bạn vẫn có thể sử dụng 1 chuồng nuôi, nhưng có vách ngăn nhé. Khi chúng đã đến tuổi sinh sản (6 tháng), bạn có thể nhốt chung trở lại (chỉ lúc phối giống). Có thể lý giải điều ấy như sau, nhím kiểng đã có thể động dục vào khoảng 2,5 -3 tháng tuổi. Nhưng nếu nhím cái mang thai vào lúc này, khi sinh con ra, chúng có thể chết, hoặc bị con mẹ cắn do không đủ sức.
Một trường hợp khác nữa là nhím kiểng cái có thể chết do còn quá nhỏ để mang thai. Hoặc nếu đã đủ tuổi, nhưng khi nuôi chung, đúng vào lúc nhím cái sinh con, nhím kiểng đực có thể cắn chết con nó, hoặc làm cho con cái quá căng thẳng mà cắn chết con nó. Tóm lại, vẫn có thể nuôi chung từ nhỏ, nhưng khi đến khoảng 3 tháng tuổi, lúc sinh sản thì nên tách ra.
Bạn có nhu cầu đặt Quảng cáo trong bài viết vui lòng liên hệ với Blog Vật Nuôi nhé !