Cá mú hay còn được gọi là cá song có tên tiếng Anh là Grouper, thuộc bộ cá vược. Hiện nay trên thế giới phát hiện được trên 400 loài cá mú khác nhau, chúng phân bố khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, cá mú rất được yêu thích vì có thể chế biến được nhành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.
Đặc điểm của cá mú
Đặc điểm nổi bật nhất của cá mú là miệng rất lớn và thân hình mập mạp. Trong khi cá mú chuột chỉ nặng khoảng vài kg thì cá mú nghệ có thể nặng tới 60kg khi trưởng thành. Đầu cá khá dẹt và rất cứng cùng nhiều gai sắc nhọn. Miệng cá rộng, môi dày, môi dưới chề ra nhiều hơn môi trên.
Chúng có bộ hàm rất chắc khỏe cùng những chiếc răng cưa sắc nhọn tạo thành dải giúp chúng dễ dàng tiêu diệt con mồi. Cá mú có cặp mắt tròn, lồi ra gần trên đỉnh đầu. Lưng cá hơi cong, vây lưng rất cứng kéo dài từ giữa lưng cho tới phần đuôi.
Phần vây bụng của cá mềm hơn so với vây lưng nhưng vẫn sắc nhọn hơn nhiều so với các loài cá khác. Đuôi cá mú dài, loài cá này thường có màu nâu sẫm, xanh rêu hoặc vàng. Bên ngoài chúng có nhiều hoa văn đậm màu, phần lưng đậm màu hơn phần bụng.
Kỹ thuật nuôi cá mú lấy thịt
Nuôi cá mú, chúng ta có thể dùng lồng tre hoặc lồng lưới sẽ phù hợp hơn cả. Nan tre đan rộng khoảng 3cm, dài 2m và đan theo hình tròn. Xung quanh lồng bện cước cho chắc chắn, ở giữa dùng cật tre uốn dẻo ràng quanh.
Phần nắp lông có thể làm bằng tre hoặc lưới, đáy lồng sử dụng sạp tre đan, cửa nên có kích thước vừa đủ tầm 70cm để ra vào thuận tiện hơn. Đóng 4 cọc xuống đáy theo hình vuông, treo lồng cách đáy khoảng 50cm và cao hơn mặt nước 50cm.
Tùy theo điều kiện nguồn nước, nhiệt độ mà chúng ta thả mật độ cá phù hợp. Nếu nước tốt, nhiệt độ thấp và đủ thức ăn thì có thể thả từ 15 đến 35con/1m3. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể nuôi cá mú cùng với các loài cá khác. Trước khi thả cá vào lồng cần tắm khoảng 20 phút vào sáng sớm hoặc chiều muộn, những thời điểm khí hậu mát mẻ.
Cá mú rất thích ăn các loại thủy hải sản sống như nhuyễn thể, cua, cá vụn, ghẹ hay các loại thịt còn tươi. Trước khi cho ăn cần băm nhỏ cho vừa miệng cá. Những ngày đầu nên để cá đói, dần dần mới cho thức ăn vào. Tránh bỏ thức ăn vào lồng quá nhiều cá sẽ ăn không kịp, rơi xuống đáy lồng.
Mỗi ngày cho cá ăn vào sáng sớm và chiều muộn, khi cho ăn nên rải đều thức ăn. Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ nước thay đổi cá sẽ ăn ít lại thì chúng ta chỉ cho ăn 1 lần mỗi ngày với lượng thức ăn ít hơn.
Trong khoảng 1 tuần lại cọ rửa lồng cá 1 lần. Vệ sinh nan tre, loại bỏ các vật cản, rác rưởi bám vào lồng giúp lồng thông thoáng, vệ sinh đáy lồng và loại bỏ thức ăn thừa. Thường xuyên theo dõi lượng thức ăn hàng ngày để điều chỉnh cho thích hợp.
Thường xuyên theo dõi lồng cá để nhanh chóng chọn được những con cá mú lớn trội. Những con cá lớn cần được nuôi riêng để chúng không cắn nhau hoặc ăn cá nhỏ hơn. Bên cạnh đó, sử dụng mái chèo khuấy nước giúp cá có đầy đủ không khí để phát triển tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về cá mú mà bài viết vừa chia sẻ. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loài cá này. Nếu còn thắc mắc gì, đừng ngại để lại bình luận phía dưới bài viết. Chúng tôi sẽ nhanh chóng trả lời cụ thể hơn.
Chúc các bạn vui vẻ!