Chó Thở Gấp, Khò Khè Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Chó thở gấp, khò khè kéo dài có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là do viêm đường hô hấp gây ra. Nếu chó cưng của bạn đang có biểu hiện như vậy, hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây để có hướng điều trị chính xác nhất.

Chó thở gấp, khò khè là bệnh gì?

Đây là căn bệnh rất phổ biến ở chó, viêm đường hô hấp được chia thành 2 giai đoạn là viêm hô hấp trên và viêm phổi. Căn bệnh này rất dễ bùng thành dịch và xuất hiện nhiều ở những nơi tập trung nhiều chó như các trại chó, bệnh viện thú y,…

Viêm đường hô hấp do virus gây ra hoặc các loại vi khuẩn đang tồn tại sẵn trong hệ hộ hấp phát triển gây viêm vào thời điểm chó đang yếu. Chó con hoặc chó già, chó sinh sống trong những môi trường ô nhiễm rất dễ mắc căn bệnh này.

Triệu chứng của viêm đường hô hấp ở chó:

  • Chó thở gấp, thở khò khè
  • Sổ mũi hắt hơi
  • Sốt với nhiệt độ từ 40 độ trở lên
  • Chảy nước mắt, mắt nhiều dỉ
  • Biếng ăn và mệt mỏi
  • Chó đứng ngồi không yên, không nằm được vì sẽ bị khó thở.
  • Bụng chó co thắt mạnh hơn theo mỗi nhịp thở
  • Đầu chó thường cúi xuống và vươn về đằng trước cho dễ thở
  • Nếu miệng và lưỡi chó nhợt nhạt là lúc nặng nhất, bắt đầu thiếu oxy, co giật và có thể bị ngất.

Chó bị khó thở, thở khò khè là bệnh gì và cách điều trị? - Bệnh viện Thú Y  Thi Thi TP HCM

Chăm sóc chó thở gấp, khò khè

Thông thường chó bị viêm hô hấp nhẹ có thể tự hồi phục sau một thời gian ngắn nếu được chăm sóc tích cực và dinh dưỡng đầy đủ. Luôn giữ ấm cho chó, tạo điều kiện để chó nghỉ ngơi ở không gian thoáng đãng, tránh không để cún cưng nằm lâu một chỗ nhé. Nếu chó sổ mũi có thể rửa mũi cho nó vài lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý của người. Nếu chó đau mắt và có nhiều gỉ cần nhỏ mắt vài lần bằng nước muối sinh lý NaCL 0.9%.

Cho chó uống nhiều nước, nếu không tự uống được bạn hãy dùng xilanh để bơm vào miệng chó. Tối thiểu mỗi ngày nên cung cấp cho chó 50ml nước. Cho chó ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu như cơm thịt băm, cháo, các loại rau củ luộc và trứng,… Nếu chó không tự ăn được bạn cũng dùng xi lanh bơm vào miệng chó.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện những biện pháp điều trị tích cực sau để chó hồi phục nhanh hơn:

  • Khẩu phần ăn hàng ngày bổ sung thêm một tép tỏi sẽ giúp hỗ trợ hô hấp rất tốt.
  • Nước uống có thể kèm nước gừng và mật ong giúp cho giảm ho.
  • Uống thêm nước táo ép bổ sung vitamin C cho hệ miễn dịch.
  • Xông mũi cho chó bằng viên xông hương tràm Eucalyptol 10 đến 15 phút mỗi ngày để làm sạch hệ hô hấp.
  • Dùng thêm các loại siro ho sử dụng cho người.

Nếu chó của bạn có biểu hiện bệnh phát triển nặng, nhiều đờm, cần dùng thêm các loại kháng sinh như:

  • Amoxicillin (Clavamox, Augmentin…) 10-20 mg/kg/lần, 2 lần/ngày
  • Amoxicillin (Clavamox, Augmentin…) 10-20 mg/kg/lần, 2 lần/ngày
  • Acetylcysteine (Acemuc) 10 mg/kg, 2 lần/ngày
  • Bromhexine (Bisolvon) 2 mg/kg, 2 lần/ngày

Chó có biểu hiện sốt nhẹ, bạn hãy dùng khăn ấm lau vùng bụng, 2 bên bẹn, 2 tai và lòng bàn chân cho chó để hạ nhiệt. Hãy lặp lại liên tục tới khi nào thân nhiệt của chó giảm xuống dưới mức 39 độ C. Còn nếu chó sốt trên 40 độ bạn cần cho chó uống thuốc hạ sốt:

  • Paracetamol dạng viên đặt trực tràng (Efferalgan 80/150/300 mg)
  • Ketoprofen 0.2-1 mg/kg
  • Metamizole (Analgin) 25-35 mg/kg
  • Acetylsalicylic Acid (Aspirin) 5-10 mg/kg

Nếu tình trạng sốt cao liên tục trong 1 giờ, bạn đã áp dụng các biện pháp trên vẫn không tiến triển thì hãy mau chóng mang chó tới phòng khám thú y để có hướng điều trị nhanh chóng nhất. Các loại thuốc trên không phù hợp đối với cho béo phì vì khi sử dụng sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp ảnh hưởng tới tính mạng.

Các loại thuốc trên bạn đều có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc tây thông thường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp chăm sóc tích cực cho chó. Tốt nhất hãy mang cún cưng ra bác sĩ thú ý điều trị.

Chó thở gấp, khò khè là dấu hiệu của bệnh nào? Cách xử lý ra sao?

Bài viết trên đây vừa chia sẻ với bạn đọc những thông tin nên biết về căn bệnh viêm đường hô hấp khiến chó thở gấp, khò khè. Mong muốn giúp bạn dễ dàng phân biệt và đưa ra kết luận khi gặp phải biểu hiện của cún cưng. Từ đó có biện pháp xử lý nhanh chóng nhất, giúp chó cưng mau hồi phục.

Bài viết liên quan