Chăm Chó Đẻ và Kinh nghiệm nuôi Chó đẻ cho người mới

Một cô chó mẹ đang mang thai và chuẩn bị đến kỳ sinh nở làm bạn rất vui mừng khi chuẩn bị chào đón đàn chó con đáng yêu. Những người nuôi chó thường băn khoăn không biết nên làm gì để giúp đỡ cô chó của mình. Hãy đọc kỹ bài viết này nhé, nó sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc chó đẻ đấy.

Nhận biết chó sắp đẻ và làm ổ cho chó mẹ

Thông thường chu kỳ mang thai của chó khoảng 3 tháng. Nếu bạn không biết được chính xác ngày thụ thai của chó, có thể nhận biết chó sắp đẻ qua những biểu hiện:

Bụng, vú xệ, đầu vú to, dáng đi nặng nề, đi tiểu nhiều, bộ phận sinh dục nở phồng.

Trước khi đẻ khoảng 2-4 h chó có các biểu hiện như bỏ cơm, thở gấp, thi thoảng rít lên. Do cơn chuyển dạ nên nó sẽ đi lại nhiều. Chân cào bới như muốn tìm ổ đẻ. Càng lúc càng rên nhiều hơn, lưng cong lên có biểu hiện rặn.

Lúc này, bạn cần giúp chó mẹ chuẩn bị ổ đẻ, ổ cho chó nằm nên đảm bảo đủ ấm, có ánh sáng. Lưu ý chó trong thời gian nằm ổ rất cần sự yên tĩnh nên tránh đặt ổ chó gần các khu vực vật nuôi khác.

Ổ chó nằm có thể mua sẵn hoặc tận dụng từ đồ cũ trong nhà như thùng xốp, gỗ, quần áo cũ. Nên  chọn đồ lót ổ chất liệu mềm, thấm hút tốt.

Xem thêm: Chó Salo bao nhiêu ngày 

Dinh dưỡng cho chó mẹ lúc mới sinh

Loài chó cũng giống như con người, quá trình chuyển dạ sinh con mất rất nhiều sức. Chăm sóc chó mẹ sau sinh là điều bạn cần làm ngay lúc này. Đặc biệt đó là nguồn dinh dưỡng, thức ăn để chó mẹ có thể bổ xung ngay. Khi chó sinh xong, bạn nên chuẩn bị sẵn đồ ăn để gần ổ cho chó mẹ ăn.

Bổ sung các chất dinh dưỡng sau sinh cho chó mẹ như sau:

Chất đạm, chất béo:  Đây là chất dinh dưỡng rất cần thiết để nuôi cơ thể, phục hồi sức khỏe sau sinh. Bạn nên cho chó mẹ ăn các thực phẩm như thịt, trứng, nội tạng động vật.

Tinh bột: Thức ăn hàng ngày không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Bạn có thể đổi món từ cháo gạo sang cháo cám để cô chó dễ ăn hơn.

Can xi: Xương là thức ăn yêu thích của loài chó, nó cũng là nguồn cung cấp can xi dồi dào. Hơn nữa, chó con mới sinh bú mẹ hoàn toàn nên việc cho chó ăn xương gà, xương lợn xay là rất cần thiết. Đây là nguồn cung cấp can xi dồi dào giúp chó con không bị còi xương.

Chất xơ: Trong bữa ăn của chó luôn phải có rau, bạn có thể cho chúng ăn rau luộc, hoặc nấu cùng cháo. Bổ sung nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa của cún hoạt động tốt hơn, tránh táo bón.

Nước: Sau sinh, cơ thể côc chó của bạn cần được bổ sung đầy đủ nước để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Bạn có thể để sẵn nước ở nơi chó mẹ tiện uống mà không gây hại đến chó con.

Vệ sinh cho chó đẻ

Khi chó vừa mới đẻ xong, bạn nên dùng nước ấm lau qua bộ phận sinh dục, đuôi, những phần dính máu cho chúng.

Ổ chó nằm nếu ẩm ướt do dính nhiều máu hoặc nước ối nên thay mới.  Hàng ngày nên thay lót ổ để đảm bảo vệ sinh cho chó.

Khu vực để ổ chó phải quét dọn hàng ngày tránh gây bệnh cho đàn chó của bạn.

Sau sinh 3 ngày bạn có thể tắm cho chó mẹ bằng nước ấm. Lưu ý không nên tắm quá lâu hay kỳ cọ kỹ. Lúc này cơ địa của chúng vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, nên tránh các hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến thể chất.

Thức ăn cho chó con mới sinh

Để chăm sóc chó con mới đẻ tốt nhất thì bạn cần có một kiến thức về dinh dưỡng cho chó đầy đủ. Hãy tham khảo một số lưu ý khi chăm sóc chó con mới đẻ ngay nhé.

Chó con mới sinh nguồn dinh dưỡng tốt nhất là sữa mẹ. Mặc dù chúng chưa mở mắt nhưng vẫn có thể tìm được vú mẹ. Với những trường hợp đặc biệt bạn có thể can thiệp giúp chúng bú.

Bạn nên quan sát những biểu hiện của chó con. Nếu cúng kêu nhiều là chúng đói. Lúc này cần bổ sung thêm sữa ngoài cho chó con mới sinh. Sau sinh 2 tuần thì các bạn có thể cho chó con ăn dặm thêm cháo.

Hy vọng những thông tin Blog Vật Nuôi vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chăm sóc chó đẻ nhà bạn. Sau khi đã có kinh nghiệm nuôi chó đẻ hãy cùng mình chia sẻ những thông tin hữu ích cho mọi người nhé.

Bài viết liên quan