Cá Sặc Gấm hay Cá Vạn Long là một trong những loài cá cảnh đẹp và được anh em chơi cá chơi nhiều. Một phần cũng vì đây là loài cá cảnh rất dễ nuôi, phù hợp với cả với những người mới chơi cá cảnh. Bạn có thể dễ dàng kết hợp cá sặc gấm với những loài cá khác để tạo thành một bể cá thuỷ sinh nhiều màu sắc.
Cá sặc gấm ngoài vẻ ngoài khá độc đáo, bắt mắt thì còn có đặc điểm gì nổi bật? Có ép đẻ được không và giá thành ra sao? Bài viết dưới đây xin gửi tới bạn đọc một vài kinh nghiệm chăm sóc loài cá này.
Đặc điểm Cá Sặc Gấm
Cá Sặc Gấm hay Cá Vạn Long là loài cá thuộc họ cá tai tượng. Loài cá này có nguồn gốc từ khu vực Nam Á, ở các nước Ấn độ, Bangladesh. Cá sặc gấm có kích thước nhỏ, chiều dài từ 4 tới 6cm với thân hình oval.
Trên thân cá có nhiều dãy điểm xếp thành đôi với màu xanh lam, xanh lục. Vây lưng và vây đuôi khá dài dạng hình quạt, vây bụng hình sợi kéo dài lạ mắt. Cá đực thường có màu sắc bắt mắt, vây bụng đỏ hơn cá cái nên được nhiều người ưa chuộng.
Đây là loài cá khoẻ mạnh, không yêu cầu chất lượng nước quá cao, chúng có thể tự ngoi lên mặt nước để lấy oxy nên rất phù hợp với người mới nuôi cá cảnh. Nếu bạn mới chơi và có ý định nuôi cá cảnh trong chậu thuỷ tinh thì cá sặc gấm là một lựa chọn không tồi đâu.
Cá Sặc Gấm được tìm thấy ở đâu?
Cá sặc gấm hay còn được gọi là cá sặc lửa thuộc họ Osphronemidae, chi Trichogaster. Chúng được tìm thấy ở Nam Á tại các vùng thuộc khu vực Bangladesh, miền Bắc Ấn Độ và Pakistan.
Hiện nay, sau quá trình mở rộng phân bố, chúng đã xuất hiện ở các vùng bên ngoài phạm vi bản địa với các quần thể hoang dã được tìm thấy ở Singapore, mỹ, Colombia,…
Cá sặc gấm thích sống trong các vùng đất ngập nước, suối, ruộng lúa, các kênh tưới tiêu, nơi có thảm thực vật bậc thấp dày đặc.
Tuổi thọ của Cá Sặc Gấm
Trung bình cá sặc gấm sống khoảng 4 năm. Tuy nhiên trong điều kiện được chăm sóc đầy đủ, hợp lý thì nó có thể sống đến 7 năm.
Kỹ thuật nuôi Cá Sặc Gấm
Mặc dù nuôi cá sặc gấm không đòi hỏi cầu kỳ nhưng chúng ta cũng cần nắm qua những yếu tố cần thiết để chăm sóc cá cảnh nói chung và sặc gấm nói riêng được tốt nhất.
Môi trường sống cho Cá Sặc Gấm
Nên chọn bể thuỷ sinh có thể tích lớn, chiều dài trong khoảng 80cm đến 1m và thể tích tối thiểu 100 lít để cá thoải mái hoạt động. Bể nuôi sặc gấm vẫn nên lắp đặt sục khí nhưng không cần quá mạnh. Trong bể cá nên bố trí các cây thuỷ sinh, bèo để cá làm nơi trú ấn hoặc đẻ trứng trong mùa sinh sản.
Nếu thích, chúng ta hoàn toàn nuôi cá sặc gấm với nhiều loài cá khác vì chúng rất hiền lành. Nước trong bể nên có nồng độ pH từ 6.5 đến 7 và nhiệt độ trong khoảng 24 đến 30 độ C sẽ giúp cá phát triển tốt nhất.
Thay nước theo định kỳ vài ngày một lần, mỗi lần nên giữ lại một nửa lượng nước cũ để cá thích nghi. Trong bể có thể nuôi kèm một vài con cá dọn bể để phụ giúp vệ sinh bên trong cho người nuôi.
Dinh dưỡng cho Cá Sặc Gấm
Đây là loài cá ăn tạp nên chúng có thể ăn bất cứ thứ gì bạn thả vào. Từ các loại thực vật, tạo cho đển các loài giáp xác, loăng quăng, côn trùng, thức ăn tổng hợp,… Điều lưu ý duy nhất là bạn cần bổ sung lượng thức ăn đủ và đảm bảo dinh dưỡng đa dạng cho cá hàng ngày.
Không nên cho cá ăn quá nhiều vì chúng chỉ hấp thụ được một lượng nhất định, còn lại sẽ đào thải ra ngoài. Thức ăn cho cá thừa và phân cá sẽ làm bẩn bể cá làm ảnh hưởng chất lượng nước và khiến bạn phải vệ sinh nhiều hơn
Ép đẻ cho Cá Sặc Gấm
Bản thân cá sặc gấm đã có màu sắc rất bắt mắt. Nhưng trong thời gian sinh sản, màu sắc của chún sẽ sáng và đạm hơn rất nhiều. Mùa mưa là mùa sinh sản của cá sặc gấm, cá đực làm tổ bằng những bọt khí sau đó ấp trứng và cá cái sẽ đẻ trứng vào đó. Khi cá cái đẻ xong chúng ta cần tách ra khỏi con đực, tránh cho chúng tấn công lẫn nhau.
Có thể ép đẻ vài cặp cá để tăng khả năng thành công, nên tách cá đực và cá cái ở bể riêng. Trứng cá sặc gấm sẽ nở sau 1 đến 2 ngày. Sau đó vài ngày cá bột đã có thể bơi được và ăn thức ăn tự nhiên như các loài giáp xác và ấu trùng,…Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cá con bằng bo bo hoặc lòng đỏ trứng gà giúp chúng phát triển nhanh hơn.
Dấu hiệu nhận biết Cá Sặc Gấm trống, mái
Sặc gấm trống và mái có sự khác biệt rõ về màu sắc cũng như kích thước, vây lưng của cả, chi tiết bao gồm:
Về màu sắc:
Con đực: Có màu đỏ cam rõ ràng kéo dài trên vây kết hợp với các dải màu xanh lục (từ mờ nhạt đến rõ nét) trên phần bụng.
Khi đến mùa sinh sản, con đực sẽ phát triển một bộ ngực màu tím đậm và bùng lên vây lưng để thu hút bạn tình.
Con cái: Có nền màu bạc, xám nhạt (hoặc xanh nhạt) với các dải màu vàng đen đặc biệt trên thân.
Kích thước
Cá sặc gấm trống thường có kích thước lớn hơn cá mái
Vây lưng
Con đực trưởng thành có vây lưng và vây hậu môn dài và thon, trong khi con cái lại ngắn và tròn hơn.
Cá Sặc Gấm có dữ không?
Đa số mọi người đều nhận xét rằng: Cá sặc gấm là loài cá nhỏ, hiền lành và dễ chung sống cho nên các bạn có thể yên tâm trong việc nuôi kết hợp nó nhé.
Tuy nhiên vào mùa sinh sản thì cá đực khá hung dữ trong việc cạnh tranh để thu hút con cái.
Cá Sặc Gấm giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm mua được cá sặc gấm được bán rất nhiều tại các đại lý cá cảnh. Bởi là loài cá cảnh phổ thông, rất khoẻ mạnh và hợp với những bạn mới nuôi nên giá thành của cá sặc gấm rất phù hợp với tất cả mọi người. Cá sặc gấm có giá giao động từ 20.000 đến 50.000/ con.
Trên đây là những chia sẻ của Blog Chăm sóc Vật Nuôi về cách chăm sóc cá sặc gấm. Hy vọng rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về loài cá cảnh tuyệt đẹp này. Bạn có thể dựa vào những thông tin trên và xem xét với điều kiện bể cá của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo qua những bài viết khác của chúng tôi về các loài cá cảnh phổ biến, được nhiều người yêu thích hiện nay. Cùng với đó là những chia sẻ về cách chăm sóc , bí quyết, lựa chọn,… giúp bạn có được bể cá ưng ý, đáp ứng cho thú chơi cá cảnh của mình. Nếu còn thắc mắc bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi cụ thể hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!