Chăm sóc Hamster mang thai không phải là việc dễ dàng, việc này đòi hỏi sự cẩn trọng từ người nuôi cũng như kinh nghiệm nuôi Hamster nhiều, cùng đọc bài viết của Blog Vật Nuôi để biết một số vấn đề cơ bản về việc chăm sóc hamster mang thai nhé.
1. Đừng bao giờ chạm vào bụng của hamster mẹ để cố gắng cảm nhận được hamster con khi chăm sóc hamster mang thai
Hamster mẹ mang thai cực kỳ nhạy cảm và nếu chúng cảm thấy căng thẳng, chúng rất có khả năng sẽ gây hại cho hamster sơ sinh khi chúng được sinh ra. Cảm thấy căng thẳng vì sự động chạm của người khác vào bụng, nó sẽ khiến sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Bổ sung một chế độ ăn uống dinh dưỡng cho hamster mẹ
Hãy bổ sung đầy đủ các loại thức ăn dinh dưỡng tốt cho hamster mẹ và đàn con sắp sinh. Bạn nên cẩn thận với các loại thức ăn mới vì chúng có thể gây ra các xáo trộn không cần thiết, nên dùng các loại thức ăn quen thuộc. Thức ăn tổng hợp cho hamster được khuyến khích sử dụng vì hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ nhưng lại không hấp dẫn bằng các loại thức ăn khác.
Bạn có thể thêm sữa và pho mát vào với một lượng nhỏ vào thành phần thức ăn để bổ sung canxi và giúp hamster mẹ có đầy đủ sữa cho con bú.
Là một nguồn protein bổ sung, bạn có thể cho hamster ăn lượng vừa phải trứng luộc (đặc biệt là lòng trắng), các loại hạt, lúa mạch, yến mạch.
Bạn cũng có thể thêm vào số lượng nhỏ các loại rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất chẳng hạn như bông cải xanh, dưa chuột, súp lơ, táo, nho, chuối, và dâu tây. Tất nhiên phải chú ý định lượng để tránh tình trạng tiêu chảy bất ngờ.
3. Tách riêng hamster mẹ một mình sau khi ghép đôi 13 ngày:
Hamster mẹ muốn hoàn toàn ở một mình ít nhất một vài ngày trước khi sinh. Điều này có nghĩa rằng bằng mười ba ngày sau khi giao phối, bạn thậm chí không nên can thiệp vào lồng hoặc thay đổi lót sàn. Cẩn thận nhất có thể khi đưa thức ăn mới cho nó. Nếu không làm điều này có thể dẫn đến mất đi các bé hamster sơ sinh.
Nếu bạn không nắm bắt được thời gian giao phối, hãy nhớ rằng hams mẹ sẽ thể hiện các dấu hiệu mang thai trong khoảng 10 ngày sau khi giao phối.
4. Tách các hamster khác ra xa hamster mẹ:
Ngoài các tác động từ con người, hamster mẹ cũng sẽ cảm thấy bị đe doạ bởi đồng loại trong cùng một lồng, thậm chí cả hamster bố, điều này sẽ dẫn đến kết quả xấu tương tự cho hamster sơ sinh, vì thế bạn nên nuôi hamster mẹ trong 1 lồng và các hamster còn lại trong lồng khác.
Nếu trong lồng xảy ra tình trạng xung đột, cắn xé lẫn nhau, rất có thể nguyên nhân là vì một trong số chúng đang mang thai, đây cũng là dấu hiệu để bạn nhận ra.
5. Không bắt hoặc bế các bé hamster sơ sinh trong hai tuần đầu sau khi sinh
Trong hai tuần đầu tiên, hamster mẹ sẽ nhận ra con của mình bởi mùi hương. Nếu bạn bế hamster baby, thậm chí do tình huống bất đắc dĩ, hamster mẹ có thể không nhận ra và tấn công chúng. Vì thế tuyệt đối không bao giờ chạm vào hamster con trong 2 tuần đầu tiên.
Điều này cũng bao gồm vô tình lưu lạc mùi hương của bạn vào mùn lót chuồng. Đừng cố gắng dọn dẹp lồng trong giai đoạn này.
Trong trường hợp không còn cách nào khác, bạn có thể dùng đũa sạch gắp hamster con bỏ vào tổ cho mẹ nó, nhưng việc này không đảm bảo 100% an toàn cho nó.
6. Đặt vị trí bình nước
Để lại bình nước thấp hơn so với bình thường.
7. Bắt đầu đặt thức ăn cứng cho hamster sơ sinh tại 7-10 ngày:
Mặc dù chúng vẫn chưa sẽ được cai sữa hoàn toàn cho đến khoảng ba tuần, bạn vẫn có thể bắt đầu đặt các thực phẩm rắn trong lồng sau 7-10 ngày. Với các viên thức ăn khô cho hamster tổng hợp bạn có thể ngâm qua nước cho mềm.
8. Mang đàn hamster sơ sinh đến thú y ngay lập tức nếu bạn thấy hams mẹ bỏ rơi chúng
Đặc biệt là nếu đó là lứa con đầu tiên của hamster mẹ, nó có nhiều khả năng từ bỏ hoặc ăn thịt chúng do căng thẳng với môi trường. Nếu là trường hợp này, tách hams mẹ ra ngay lập tức và đưa chúng đến bác sĩ thú y. Họ có thể giúp đỡ bạn!
Có thể bạn quan tâm:
- Thức ăn cho Hamster bao gồm những thứ gì?