Chó Con Bỏ Ăn Phải Làm Sao? Những Thông Tin Thú Vị

Bạn mới nhận nuôi một bé cún đáng yêu, tuy nhiên nó lại rất lười ăn, thậm trí bỏ ăn và bạn không biết phải làm sao. Rất có thể chế độ ăn bạn dành cho cún không phù hợp hoặc biện pháp chăm sóc chưa đúng cách. Bài viết sau đây xin đưa ra một vài gợi ý xử lý trong trường hợp chó con bỏ ăn.

Chế độ ăn phù hợp với chó con bỏ ăn

Khẩu phần ăn dành cho cún con cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất và năng lượng như chất đạm, khoáng chất, tinh bột, các loại vitamin trong thức ăn tươi. Đặc biệt, với chó con bạn không nên cho ăn quá nhiều chất tanh, sữa và dầu mỡ. Ngoài ra, gan lợn, gan bò cũng không nên cho chó con ăn. Tốt nhất bạn có thể nấu cháo thịt không mỡ sẽ phù hợp với cún con.

Nên chia làm 3 đến 4 bữa ăn mỗi ngày với chó con. Mỗi bữa hãy cho ăn một lượng thức ăn giúp cún đủ no, không được để thừa thức ăn nhưng nước uống luôn phải có sẵn. Tuyệt đối không để chó con ăn quá no. Cho chó ăn vào những dụng cụ sạch, khô ráo và không còn tàn dư của chất tẩy rửa.

Trong trường hợp chó cưng của bạn có những biểu hiện không bình thường như bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy thì phải ngừng cho ăn và mang ngay tới bác sĩ thú y để thăm khám để có biện pháp xử lý triệt để nhất.

Chó con ngứa răng nên rất thích gặm, phá phách đồ đạc, giày dép. Những thứ này nếu chó nuốt phải cũng có thể gây độc hoặc làm tắc đường tiêu hoá. Chính vì thế, khi nuôi chó con bạn không nên để những đồ vật dễ hư hại cạnh chúng. Bạn có thể mua xương giả dành riêng cho chó để chúng vui đùa. Sản phẩm này có bán rất nhiều tại các cửa hàng thú cưng, hoàn toàn không gây hại cho cún.

Nguyên nhân chó bỏ ăn, mệt mỏi, nằm một chỗ và cách điều trị hiệu quả nhất

Chăm sóc sức khoẻ cho chó con

Để chăm sóc tốt nhất cho chó con, bạn cần đặc biệt lưu ý 2 điều cơ bản sau đây:

  • Tẩy giun tối thiểu 2 lần từ khi chó được 4 tháng tuổi để loại bỏ các loại giun, sán, ấu trùng…Đối với giun tim có thể uống thuốc phòng bệnh từ lúc cún được 4 tháng tuổi.
  • Khi mới nhận nuôi chó, nếu cún chưa được tiêm phòng thì bạn cần mang bé tới bác sĩ thú y để kiểm tra tổng thể. Bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về quá trình tiêm phòng riêng cho chó cưng của bạn. Hiện nay, vắc xin phòng 5 bệnh và 7 bệnh không thể thiếu đối với bất kỳ chú cún nào. Những mũi tiêm này sẽ giúp cún tránh được các bệnh nguy hiểm như Care, bệnh Parvo, Lepto cùng mũi tiêm phòng dại.

Lưu ý: Mỗi kỳ tiêm cần ghi chi tiết ngày tiêm, tên thuốc trong sổ khám bệnh của chó giúp bác sĩ dễ dàng khi thăm khám cho cún.

Hy vọng, những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có biện pháp chăm sóc chó cưng tốt nhất. Từ đó không để xảy ra trường hợp chó con bỏ ăn dẫn tới sức khoẻ bị ảnh hưởng.

Bài viết liên quan