Bí Quyết Chăm Sóc Chó Poodle: Từ Chế Độ Ăn Đến Vệ Sinh Lông

Chó Poodle là một trong những giống chó nhỏ được yêu thích nhất hiện nay vì vẻ ngoài xinh xắn và đáng yêu. Giống chó Poodle được người nuôi chó đánh giá là dễ nuôi, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, trước khi nuôi bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như hiểu rõ về loài chó cảnh này để đảm bảo bạn cún của bạn sẽ khỏe mạnh và xinh đẹp. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của chó Poodle

Bạn có thể tìm mua chó Poodle ở rất nhiều địa chỉ tại Việt Nam nhưng nguồn gốc xuất xứ của chúng thì đến nay vẫn chưa xác định rõ. Bởi chó Poodle từ 400 năm trước đã được phổ biến là giống chó cảnh được yêu thích ở các nước Tây Âu và đến nay vẫn tranh cãi xuất xứ từ Pháp, Đức hay Đan Mạch…

Nếu xét về tên gọi thì “Poodle” xuất phát từ chữ “Pudel” trong tiếng Đức, dịch tiếng Việt là “thợ lặn”. Tại nước Đức, giống chó này được thợ săn nuôi để săn chim và bắt cá trên mặt hồ vì chúng có lớp long dày bao phủ khắp cơ thể, chịu được giá lạnh và bơi rất khỏe. Đến với nước Pháp, vì giống chó này thông minh nên người Pháp đã huấn luyện và đưa chúng vào diễn xiếc, từ đó mà ở Pháp xuất hiện loại hình nghệ thuật “Caniche”.

Chó poodle: Đặc điểm, giá bán, những điều cần biết khi nuôi

Đặc điểm, ngoại hình của Chó Poodle

Giống chó Poodle có kích thước loại trung bình và đặc điểm nhận dạng rõ nhất là lớp lông xoăn tít. Chiều dài của Poodle xấp xỉ gần bằng chiều cao tính từ bả vai.

Tai gần đầu, luôn phẳng và dài cùng lớp lông tai lượn sóng. Hai chân trước và sau cân đối với cơ thể và đuôi luôn hướng lên cao. Thông thường khi mới sinh ra, chó Poodle sẽ được cắt ngăn đuôi đi một nửa để trông cân bằng hơn với sơ thể. Các ngón chân của chúng hơi cong và bàn chân hình oval nhỏ.

Da Poodle mềm mại, đàn hồi và có sắc tố. Về màu da thì mỗi chú chó sẽ có màu da phù hợp với màu lông. Thông thường lông màu trắng thì da sẽ có màu bạc và màu này được nhiều người yêu thích nhất. Ngoài ra, chó pút đồ còn có các màu khác, bao gồm đen, xám, bạc, nâu đỏ, nâu socola, bò sữa, mơ vàng.

Mông Poodle tròn và không bị xệ, còn phần bắp đùi thì săn chắc nên dáng đi của chúng rất nhẹ nhàng và hay nhún nhảy. Bộ lông chính là điểm tạo nên sự khác biệt của giống chó này, lông Poodle giống như tóc người vậy, luôn mọc dài ra theo thời gian chứ không chỉ đạt mức tối đa hay là rụng lông, thay lông theo mùa như các loài khác.

Tính cách của Chó Lông Xù Poodle (Bút Đồ)

Poodle là một trong những giống chó được xếp hạng cao về sự trung thành với chủ. Chúng sẽ là một người bạn đồng hành rất đáng yêu, rất dễ đào tạo và học hỏi rất nhanh. Tuy nhiên không nên để chúng thực hiện các trò đuổi bắt hay vận động thể lực mà chỉ nên tập cho chúng những trò chơi nhẹ nhàng và dạo chơi.

Chó Poodle sủa hơi nhiều và tính cách khá dễ cáu kỉnh nhưng thuộc hàng chó thông minh, đáp ứng các yêu cầu của chủ nuôi. Nếu được yêu chiều, chúng sẽ rất vui vẻ, năng động và thích chơi với mọi người. Tuy nhiên những chú chó poodle không được thường xuyên ra ngoài vui chơi thì sẽ trở nên nhút nhát và có các biểu hiện tiêu cực như sủa nhiều, gầm gừ, hay cắn phá đồ đạc…

Chỉ cần dành một chút thời gian hàng ngày để dạy dỗ và dắt đi chơi, thì giống chó poodle sẽ rất hiền lành, hoạt bát. Nhưng cũng không được quá nuông chiều bởi làm vậy chúng sẽ khó bảo và khi tiếp xúc với người lạ và bị họ chọc giận thì chúng có thể sẽ cắn người bởi vốn dĩ Poodle rất nhạy cảm. Còn với trẻ em cũng như các vật nuôi khác, chú chó poodle luôn hòa đồng và tỏ rõ sự yêu mến, thân thiện.

Các giống chó Poodle

Chó Poodle có khá nhiều loại do chúng có nhiều kích cỡ và hiện nay sau quá trình dài lai tạo thì Poodle có 5 kích thước sau:

Teacup Poodle

Teacup không phải là tên gọi chính thống mà là một cách gọi để thể hiện sự nhỏ bé của loại chó Poodle này từ các nhà kinh doanh pet. Đúng như tên gọi, chúng chỉ bé bằng 1 quả cam và có thể lọt thỏm vào các cốc trà trông rất xinh xắn và đáng yêu.

Tuy nhiên do kích thước quá nhỏ nên sức đề kháng cũng kém hơn và vì vậy Teacup Poodle dễ gặp nguy hiểm khi mắc các bệnh lý. Giá teacup cao hơn nhiều so với các dòng khác, ăn uống cũng ít hơn nhưng chi phí y tế lại rất tốn kém. Vì vậy Teacup tuy đáng yêu nhưng lại không phổ biến như các kích thước khác.

Tìm hiểu về Teacup Poodle - Có nên chọn nuôi Teacup Poodle hay không?

Tiny Poodle

Tiny cũng là một trong những chú chó đặc biệt của giống Poodle bởi ngoại hình nhỏ nhắn, khi trưởng thành chỉ nặng khoảng 3,5kg và không cao quá 20cm. Vì sự xinh xắn đáng yêu này mà tiny đều được chủ biến hóa thành những cậu ấm cô chiêu rất sảnh điệu.

Một đặc điểm dễ nhận dạng khác nữa là Tiny có đôi tai khá dài, còn về tính cách, Tiny cũng thông minh và đáng yêu như các dòng chó Poodle khác. Vẻ ngoài xinh xắn không thua kém gì size Teacup nhưng sức khỏe lại tốt hơn nên người nuôi cực thích size tiny này.

Toy Poodle

Toy Poodle lớn hơn Tiny Poodle một chút với chiều cao tối đa khoảng 25cm và cân nặng khoảng 4 – 5kg khi đã trưởng thành. Dòng Toy cũng được nuôi phổ biến tại Việt Nam và có sức khỏe khá tốt.

Mini Poodle

Mini Poodle chính là Miniature Poodle, lớn gấp 2 lần size Toy với chiều cao khoảng 40cm và cân nặng tối đa 9kg. Ở Việt Nam dòng này cũng có khá nhiều người nuôi nhưng so với Tiny và Toy thì ít xuất hiện hơn rất nhiều.

Standard Poodle

Standard là dòng lớn nhất họ Poodle, tuy chiều cao không hơn size Mini là bao (từ 40 – 50cm) nhưng cân nặng lại lên tới 30kg. Do có kích thước lớn nên Mini và Standard được người nuôi vừa nuôi làm thú cưng lại vừa huấn luyện để thực hiện các công việc truyền thống.

Standard Poodle Breed | Know Your Pet DNA by Ancestry®

Các màu lông chó Poodle

Các màu Poodle gồm: nâu đỏ, kem, trắng, đen, socola, xám, bò sữa…

Poodle Nâu đỏ

Màu nâu đỏ là màu phổ biến của giống chó Poodle hiện nay. Toàn bộ cơ thể chỉ có duy nhất một màu nâu đỏ và không pha lẫn bất kỳ màu nào khác. Màu nâu đỏ hay làm người ta nhầm lẫn sang màu sắc nâu. Tuy nhiên màu nâu đỏ này sẽ không theo những bé Poodle khi lớn lên, sau quá trình dậy thì và phát triển thì bộ lông những chú Poodle nâu đỏ sẽ ngả sang màu nâu sáng và thậm chí là cả màu kem bắt mắt.

Poodle Trắng

Những chú Poodle lông trắng giống như những cục bông di động đáng yêu. Hơn nữa cộng thêm sự kiêu sa và vẻ đẹp tinh tế, điệu đà của mình. Chắc chắn những chú Poodle trắng sẽ làm cho những tín đồ yêu có gục ngã tức khắc.

Poodle Đen

Những chú chó Poodle màu đen có vẻ hơi hung dữ và người ta hay nói là “đen như than”. Nhưng chính bộ lông đen mượt óng ả lại làm cho chú chó này trở nên thật nổi bật. Đối với những ai yêu thích sự huyền bí và thanh lịch chắc chắn không bỏ qua chú Poodle đen này. Có những chú chó sẽ chỉ có duy nhất một màu đen trên cơ thể. Nhưng một số trường hợp sẽ có lông đen pha cụm lông màu trắng ở dưới cằm hoặc ở ngực và chân.

Poodle Xám

Poodle lông xám được nhiều người yêu thích bởi vóc dáng nhỏ nhắn, sang chảnh cùng với sự dễ thương mình. Tuy nhiên Poodle xám đã được đưa vào danh sách “hiếm có khó tìm”. Vì vậy muốn sở hữu Poodle xám này không phải dễ dàng, thậm chí có tiền cũng chưa chắc mua được.

Chó Poodle Thuần Chủng - O PET

Poodle Bò sữa

Những chú chó cưng Poodle màu bò sữa cũng rất hiếm gặp và giá bán của chúng cao thứ 2 sau màu xám. Poodle bò sữa có bộ lông trắng sữa và tai của chúng thì có màu nâu đen cafe trông rất ngộ nghĩnh.

Poodle Kem

Có vẻ như là những chú Poodle màu kem đang là xu hướng của giới trẻ hiện nay. Khi họ không thích những màu quá phổ biến như nâu, đen hay trắng thì Poodle màu kem lại khiến họ thích thú. Những chú chó Poodle kem có phần đáng yêu, không già dặn và cũng rất năng động.

Poodle Socola

Poodle socola là chú chó cũng đang được ưa chuộng hiện nay. So với màu đen tuyền thì màu socola trông nhìn sáng hơn và phù hợp với những người không có nhiều thời gian để chăm sóc và vệ sinh cho chúng.

Có thể nói các màu chó Poodle hiện nay vô cùng đa dạng và đều là những màu rất đẹp. Tùy vào sở thích cá nhân, mức chi trả và cách nhìn mà mỗi người lại chọn cho mình những chú Poodle với màu sắc khác nhau

Chăm sóc cho chó Poodle

Poodle là loài không chịu được điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Chính vì thế, khi nuôi chó Poodle, bạn nên lưu ý tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ để giúp chúng có điều kiện phát triển tốt nhất. Vào mùa đông, để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho Poodle, bạn nên hạn chế cho chúng ra ngoài hoặc cần mặc thêm áo để giữ ấm.

Bên cạnh đó, lưu ý khi nuôi chó Poodle đó là loài này khá tăng động. Do vậy, bạn nên dành thời gian đưa chúng đi dạo từ 15 đến 30 phút/ngày. Đồng thời nên cho Poodle tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao nhẹ nhàng, tránh mất sức quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Các đồ dùng cần thiết khi nuôi chó Poodle

  • Lồng nuôi chó Poodle: Có nhiều loại lồng được làm từ các vật liệu khác nhau. Tuy nhiên lời khuyên cho bạn là nên dùng loại lồng sắt được sơn tĩnh điện bởi chúng thoáng khí, không ẩm ướt và tránh được mùi hôi. Ngoài ra còn có loại lồng nhựa nhưng chúng bí hơn và thường được dùng để vận chuyển.
  • Dây dắt chó Poodle: Đây chắc chắn là loại vật dụng cần thiết để kiểm soát chúng trong mỗi cuộc dạo chơi. Lưu ý nên tránh dùng loại quấn quanh cổ làm hỏng lông của chúng. Cũng không nên thắt quá chặt dễ gây ngạt thở cho Poodle khi chúng nô đùa.
  • Bát ăn chó Poodle: Nuôi chó Poodle tốt nhất là nên sử dụng bát làm bằng kim loại khi cho chúng ăn.  Không nên dùng các loại bát làm bằng thuỷ tinh có thể gây vỡ, các mảnh thuỷ tinh gây thương tích cho các em cún. Bát bằng nhựa cũng không nên được sử dụng bởi chất nhựa độc hại chảy ra cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của Poodle.
  • Đồ chơi cho Poodle: Bạn nên mua ít đồ chơi cho chúng để những lúc ở một mình Poodle có thể chơi đùa. Khuyến khích nên mua các loại đồ chơi bằng cao su hoặc nhựa. Không nên mua đồ bằng vải bởi chúng sẽ nhanh chóng bị rách do móng của các em Poodle cào xé.
  • Balo vận chuyển chó Poodle: Balo vận chuyển là thứ cần thiết giúp đưa các em Poodle di chuyển tới các địa điểm gần. Bạn nên sử dụng balo dày, chắc chắn để chúng không thể cào cấu hay nghịch ngợm đòi ra ngoài.
  • Sữa tắm cho Poodle: Trong điều kiện thông thường, chú chó Poodle của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn chỉ nên tắm cho thú cưng từ 1 – 2 lần/ tuần, và mỗi lần không quá 10 phút để tránh cho chó bị nhiễm lạnh. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh, không bị mùi hôi, tắm cho chó Poodle còn là phương pháp cần thiết để bảo vệ chúng khỏi vi khuẩn, hay nấm bệnh và duy trì bộ lông mềm mượt và khỏe mạnh.

Bộ sưu tập những màu lông đẹp ngất ngây của chó Poodle

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle

Poodle có hệ đường ruột khá yếu nên chúng thường kén ăn và người nuôi cần phải chú trọng đế chế độ ăn của chúng theo độ tuổi như sau:

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle 1 đến 2 tháng tuổi

Nuôi chó Poodle giai đoạn này khá phức tạp vì chúng vừa mới xuất chuồng, đã cai sữa mẹ và bắt đầu tập ăn ngoài. Hệ tiêu hoá của chúng lúc này còn yếu và chưa phát triển hết. Chính vì vậy cơ chế cung cấp dinh dưỡng lúc này rất quan trọng đối với chó Poodle. Để cung cấp thức ăn và chất dinh dưỡng cho chúng giai đoạn này, các bạn có thể cho Poodle ăn 1 số loại thức ăn sau:

  • Cháo loãng nấu với nước xương. Thức ăn khô ngâm mềm.
  • Sữa ấm khoảng 200-300ml/ngày.
  • Rau củ quả xay nhuyễn.

Tuyệt đối tránh không cho chúng ăn các loại xương, đồ ăn tạnh, hạt cứng.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle 3 đến 6 tháng tuổi

Poodle giai đoạn này đã trở nên cứng cáp hơn, Bạn có thể cho chúng ăn những thức ăn như sau:

  • Thức ăn mềm dễ tiêu hoá như các loại cháo thịt gà, lợn, bò, tim gan,…
  • Rau củ quả xay nhuyễn.
  • Sữa ấm từ 300-400ml.

Lưu ý giai đoạn này không cần cho Poodle ăn quá nhiều. Duy trì từ 3-4 bữa/ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle sau 6 tháng

Ở giai đoạn này, Poodle đã ổn định đường tiêu hóa và cần được tăng khẩu phần ăn đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, canxi, chất xơ, tinh bột, duy trì từ 2 đến 3 bữa ăn/ngày. Những loại thức ăn bạn có thể cung cấp cho chúng hàng ngày là:

  • Các loại thức ăn tự chế biến từ thịt bò, thịt gà, thịt lợn,… kết hợp các loại rau củ.
  • Các loại thức ăn khô có sẵn.
  • Có thể bổ sung thêm trứng, vitamin, khoáng chất, các loại bánh quy.

Để có bộ lông đẹp, bóng mượt, mỗi tuần nên cho Poodle ăn khoảng 2 – 3 quả trứng vịt lộn.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle mang thai

Nuôi chó Poodle ở giai đoạn mang thai không quá phức tạp. Sau khi phối giống 15 ngày Poodle mẹ thường sẽ có biểu hiện ốm nghén như lười ăn, mệt mỏi,… Bạn không cần quá lo lắng điều này bởi nó hết sức bình thường, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng.

Chó Poodle ở tháng đầu tiên mang thai: Bạn có thể giữ nguyên chế độ dinh dưỡng của Poodle mẹ như cũ bằng cách cho chúng ăn các loại thực phẩm bình thường như cháo lợn, gà, thịt bò, các loại rau củ quả,…

Tuy nhiên khi sang tháng thứ 2 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của thai sản nên cần cung cấp cho Poodle mẹ khẩu phần ăn giàu vitamin, khoáng chất, canxi,… như:

  • Hải sản như: Tôm bóc vỏ, cá,….
  • Các loại thịt như: thịt gà, lợn, chân giò hầm,…
  • Các loại thực phẩm thực vật như: rau củ quả,…
  • Sữa ấm từ 300ml-400ml.

Cách vệ sinh lông cho chó Poodle

Với bộ lông dày, xoăn và dài nên Chó “Bút Đồ” cần được vệ sinh sạch sẽ, tỉ mỉ hàng ngày. Cụ thể mỗi tuần nên tắm 1 lần, nếu trời lạnh thì 2 tuần tắm 1 lần với nước hơi ấm.

Để lông sạch đẹp và không có mùi, khi tắm bạn cần dùng nước ấm để xả sạch bụi bẩn trên người chúng, sao đó nhẹ nhàng thoa dầu tắm và massage lông. Sau đó xả sạch lại với nước ấm và thoa dầu xả lên để lông mềm mượt. Cuối cùng xả sạch dầu xả rồi lau và sấy khô.

Khi lông đã được sấy khô thì dùng lược chải lông chuyên dụng để loại bỏ những lông rụng còn dính lại (lưu ý phải sấy thật khô để chúng không bị cảm). Bạn có thể thoa thêm dầu dừa để dưỡng lông cho cún mềm hơn, bóng hơn nữa. Sau khi tắm xong nên pha ít sữa ấm hoặc nước ấm cho cún uống đề làm ấm người.

Song song với quá trình vệ sinh lông, bạn cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận như tai, mắt và răng miệng để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của cún.

Lông của những chú chó Poodle rất nhanh dài nên khoảng 2 tháng phải cắt tỉa 1 lần và phải chải lông mỗi ngày bằng lược có gai mềm để lông bông xù và không bị rối. Thông thường phải từ 1 tuổi trở lên thì lông Poodle mới hoàn thiện và dễ tạo kiểu.

Cách tắm cho chó Poodle

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ sữa tắm, nước ấm hoặc nước nóng, máy sấy. Nếu em Poodle nhà bạn có sức khoẻ yếu, có thể cho chúng uống nửa viên ngừa cảm cúm trước khi tắm.

Bước 2: Dùng nước xả ướt người. Sau đó xoa sữa tắm nhẹ nhàng khắp cơ thể chúng.

Bước 3: Sau khi đã kỳ cọ kỹ cơ thể chúng. Bạn có thể dùng thêm dầu xả hoặc dưỡng ẩm để bộ lông chúng mượt mà hơn.

Bước 4: Khi tắm xong phải lau khô người chúng ngay lập tức. Sau đó sử dụng máy sấy chuyên dụng để tạo kiểu lông cho Poodle.

Bước 5: Có thể cho chúng uống thêm sữa ấm nếu thấy cần phòng khi bị cảm lạnh.

Lưu ý trong khi nuôi chó Poodle: Bạn cần thực hiện các bước trên một cách nhanh chóng, không lề mề, chậm chạp vì có thể khiến chúng bị cảm lạnh. Nuôi chó Poodle tốt nhất là không nên tắm cho Poodle thường xuyên, đặc biệt là vào mùa đông. Một tuần chỉ nên tắm cho chúng khoảng 2-3 lần.

Mua Bán Chó Poodle Giá Rẻ, Thuần Chủng ở Tphcm, Hà Nội

Các bệnh chó Poodle thường gặp

Chó Poodle vốn dĩ không phải là dòng chó có thể chất tốt, nhất là các dòng size nhỏ. Thế nên chúng thường gặp các bệnh hô hấp, các bệnh về lông, về da, xương khớp và đường ruột (Parvo, Carre).

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, giống chó poodle rất dễ bị bệnh về da, xuất hiện vảy gầu. Về mùa đông chúng dễ bị mắc các chứng bệnh ho, nặng hơn là viêm phổi và viên phế quản nên cần phải giữ ấm cho chúng khi trời lạnh.

Bệnh ho cũi ở chó Poodle

Bệnh ho cũi chính là 1 loại bệnh thường gặp ở chó Poodle và rất phổ biến ở các loại chó. Đây là căn bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời thì tính mạng của chó Poodle sẽ không được đảm bảo.

Bệnh ho cũi thường xuất hiện ở chó Poodle dưới 6 tháng tuổi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Biểu hiện thường thấy của căn bệnh này là: mắt ửng đỏ, chảy nước mũi, tiếng ho to và kéo dài, ho khan kéo dài,… Những biểu hiện này có thể kéo dài khoảng thời gian dài và dần nặng hơn nếu không có phương pháp chữa. Ở những trường hợp nặng hơn thì những triệu chứng diễn biến rất phức tạp như: khó thở, ho nặng nề hơn, sốt và bỏ ăn,…

Để điều trị bệnh ho cũi thì bạn cần đưa chó Poodle đến gặp bác sĩ thú y để nhận được hướng dẫn chữa bệnh. Bên cạnh, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để giảm cơn ho.

Bệnh viêm da ở chó Poodle

Viêm da cũng là một bệnh thường gặp ở chó Poodle. Lý do là bởi Poodle có bộ lông mọc dày và rậm rạp; đây chính là nơi trú ẩn lý tưởng của những loại ký sinh trùng như rận, ve chó, bọ chét. Những loại ký sinh trùng này sẽ gây nên tình trạng lở loét, từ đó gây nên bệnh ghẻ và nấm trên da. Đôi khi, chó Poodle cũng có thể bị viêm da do cắt tỉa lông không đúng cách. Bệnh viêm da ở chó Poodle nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng trên da.

Khi Poodle bị viêm da, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như chó liên tục gặm nhấm, cào cấu, bứt lông do ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da ở khu vực này sẽ có dấu hiệu chảy mủ, vón thành cục bông nằm trên lông và đóng vảy.

Để điều trị căn bệnh viên da ở chó Poodle này bạn cần:

Bạn lấy tay gỡ bỏ các ký sinh trùng bám trên da để chúng không hút máu của Poodle. Bạn nên lưu ý bắt nhẹ tay, tránh giật lông mạnh làm ảnh hưởng đến làn da của chó.

Sau đó, bạn mang cún đến bác sỹ thú y để cắt bỏ phần lông tại nơi bị viêm để da được thông thoáng. Sau đó dùng oxy già hoặc nước muối pha loãng để lau chùi sạch sẽ lớp da cho chó.

Poodle sẽ được tiêm 1 mũi Bivermectin 0,1% với liều lượng tương xứng cùng trọng lượng cơ thể của mỗi cá thể Poodle. Bạn mang chó về nhà chăm sóc và theo dõi thêm, vệ sinh vùng da bị viêm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y

Bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle

Viêm đường ruột cấp cũng là một bệnh thường gặp ở chó Poodle, nguyên nhân phổ biến của bệnh này bao gồm:

  • Do vi khuẩn: những loại vi khuẩn như E Coli, Clostridium, Salmonella,… trong môi trường, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. dễ dàng xâm nhập và tấn công niêm mạc ruột khiến Poodle bị viêm ruột cấp tính.
  • Do virus: những virus gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle bao gồm Parvo và Care. Hai virus này xâm nhập vào trong đường ruột đồng thời tấn tông đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa.
  • Do giun móc: khi đường ruột của chó có xuất hiện giun móc thì những loại giun này đường xuất hiện ở vách ruột và bám chặt xung quanh thành ruột.

Khi bị bệnh viêm đường ruột cấp, Poodle thường có những biểu hiện sau đây:

  • Bỏ ăn và chán ăn
  • Nôn ói, tiêu chảy và co giật và bị sốt cao từ 38 đến 39 độ C
  • Chất thải màu xám màu đen và có mùi tanh hôi khó chịu
  • Triệu chứng bị viêm đường ruột nặng bao gồm: kiệt sức, nằm mê man 2 chỗ, cơ thể lạnh ngắt và có thể đi tiểu ra máu,…

Để chữa trị bệnh viêm đường ruột cấp tính ở chó Poodle, bạn nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để được kê đơn thuốc.

Và điều đặc biệt cần chú ý, nhất là với chó con dưới 1 tuổi, đó là phải tiêm đủ các mũi phòng bệnh cho cún (mũi 5 bệnh, mũi 7 bệnh) và tẩy giun sán định kỳ theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.

Chó Poodle giá bao nhiêu ?

Hiện nay, Poodle được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Như chó nhà đẻ, chó nhập nước ngoài hay thậm chí là chó lậu. Vì thế giá của chúng sẽ khác nhau. Cụ thể giá bán của các bé Poodle sẽ dựa vào nguồn gốc của chúng:

  • Poodle sinh sản tại Việt Nam có giá từ 3 – 7 triệu đồng
  • Poodle nhập khẩu từ Thái Lan có giá từ 14 – 16 triệu đồng
  • Poodle nhập khẩu từ Trung Quốc: 2 – 4 triệu
  • Poodle nhập khẩu từ châu Âu: 60 – 80 triệu đồng

Giá chó Poodleđa dạng, mỗi nơi lại có mức giá khác nhau nên trước khi quyết định mua cho mình một bé Poodle. Bạn nên tham khảo giá và tìm hiểu tất cả những shop bánPoodle gần bạn để có sự so sánh tốt nhất.

003] Bom ( Poodle - Xám trắng)

Trên đây là những thông tin về dòng chó Poodle mà chúng tôi đã gửi đến bạn. Nếu bạn là người yêu chó và thích sự đáng yêu, thông minh cùng với tính cách nhanh nhẹn, tình cảm của Poodle. Thì còn chần chừ gì nữa mà không mau sở hữu ngay một Poodle siêu cấp đáng yêu này. Với toàn bộ những chia sẻ hữu ích trên thì chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ nuôi chúng thật tốt.

Bài viết liên quan