Bạn vẫn thường nghe nói tới rận mèo, ve chó…Những thực thể tồn tại trên vật nuôi và được khuyên tránh tiếp xúc với chúng. Vậy rận mèo là gì ? Nếu mèo bị rận thì điều trị ra sao ? Thường xuyên tiếp xúc với mèo bị rận có lây không ? Tất cả sẽ được Nuôi Thú giải đáp chi tiết qua những thông tin sau đây.
Bạn vẫn thường nghe nói tới rận mèo, ve chó…Những thực thể tồn tại trên vật nuôi và được khuyên tránh tiếp xúc với chúng. Vậy rận mèo là gì ? Nếu mèo bị rận thì điều trị ra sao ? Thường xuyên tiếp xúc với mèo bị rận có lây không ? Tất cả sẽ được Nuôi Thú giải đáp chi tiết qua những thông tin sau đây.
Mục lục
Rận mèo là gì ?
Rận là một loại sinh vật sống ký sinh trên vật nuôi như chó, mèo với mục đích là hút máu vật chủ để tồn tại. Tuy không phổ biến như bọ chét nhưng rận cũng thường xuất hiện khi chó mèo vệ sinh không sạch sẽ hoặc tiếp xúc với những nơi có trứng rận.
Dấu hiệu của mèo khi bị rận
Mèo bị rận rất dễ nhận biết, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được nếu chú ý quan sát bé mèo của mình mỗi ngày.
- Trong khi tắm hoặc làm vệ sinh cho mèo bạn sẽ tình cờ phát hiện ra rận khi bới lông cho bé.
- Mèo có biểu hiện ngứa, cọ xát và gãi nhiều hơn thường ngày là biểu hiện chính khi bị rận. Rận sẽ làm mèo ngứa ở một vài khu vực nhất định và vì không thể loại bỏ được nên mèo sẽ cọ sát cơ thể vào những vật xung quanh để dễ chịu hơn.
- Trên vùng da mèo bị ngứa có xuất hiện các vẩy gầu. Nếu thường xuyên quan sát hàng ngày bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt trên da của chúng. Dấu hiệu này nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến mèo bị rụng lông và bong da.
Tác hại của rận mèo
Rận mèo thường phát triển mạnh vào mùa nồng ẩm, đây là điều kiện sinh sống thuận lợi nhất của chúng. Vết cắn của rận rất nhỏ nhưng lại gây ra sự khó chịu lớn và có thể mang tới nhiều khả năng nhiễm khuẩn cho mèo.
Rận mèo ẩn lấp và di chuyển rất nhanh trong lông, chúng bám rất chặt khiến mèo không thể tự loại bỏ hoàn toàn. Lúc này bạn nên kiểm tra và điều trị cho mèo cưng của mình, giúp bé thoải mái hơn.
Rận mèo khi phát triển trên vật chủ sẽ hút máu và để lại nhiều vết thương. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi gây ra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay các căn bệnh truyền nhiễm khác mà chó mèo thường mắc phải.
Không những thế, rận phát triển trên cơ thể mèo còn có thể gây ra nhiều vấn đề như thiếu máu, suy dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể trạng của mèo. Mèo sẽ bỏ ăn, nhợt nhạt và tụt cân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Điều trị cho mèo bị rận
Trước tiên, bạn có thể yên tâm rằng rận mèo không có khả năng gây tác động tới con người. Nhưng việc phát hiện và điều trị kịp thời cùng những biện pháp phòng tránh cho mèo không bị rận vẫn rất đáng được quan tâm.
Biện pháp tốt nhất để điều trị rận mèo đó là các bạn cần tắm cho mèo và giữ cho mèo sạch sẽ. Tham khảo cách tắm cho mèo nếu mèo của bạn sợ tắm.
- Sử dụng sữa tắm có thành phần chính là Pyrethrin cho mèo.
- Sử dụng thuốc có hoạt chất Fipronil dạng bôi hoặc xịt cũng có thể loại bỏ rận ra khỏi cơ thể mèo.
- Cho mèo ngâm người trong lưu huỳnh với nồng độ thấp dưới 3%.
- Cho mèo sử dụng vòng đuổi rận. Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất bởi việc bôi thuốc có thể làm mèo liếm và tắm cho mèo đôi lúc rất khó khăn.
- Bôi long não nên người mèo và mang bé ra tắm nắng khoảng 15 phút. Kết hợp bỏ một chút long não vào khu vực mèo ở.
- Mang mèo tới bác sĩ thú ý để tiêm thuốc đặc trị.
Ngoài những biện pháp trên, bạn cần kết hợp với việc dọn dẹp nhà cho mèo, khu vực mèo ở thật sạch sẽ và giữ vệ sinh cho mèo. Mặc dù mèo rất ghét tắm nhưng nếu trời nắng ấm thì cứ lôi chúng ra tắm rửa cho sạch sẽ nha.
Rận mèo có lây sang người không?
Rận mèo thường chỉ lây từ mèo sang mèo, từ mèo mẹ sang mèo con, hay mấy con mèo chơi với nhau thì lây sang nhau… Rận mèo cũng có khả năng cắn người nhưng chúng không thể tồn tại trên cơ thể chúng ta. Rận mèo vẫn có thể nhảy sang cắn bạn khi bạn tiếp xúc trực tiếp với mèo. Điều quan trọng là chúng không thể sống và đẻ trứng trên cơ thể ít lông như con người. Như vậy rận mèo không lây sang người.
Vì thế, kể cả khi nhảy sang người rận vẫn sẽ nhảy sang với môi trường ưa thích là bộ lông của mèo để sinh sôi và phát triển. Lưu ý, mặc dù không lây sang người nhưng rận mèo có thể xuất hiện ở những nơi tiếp xúc chung giữa mèo và chúng ta.
Cách phòng tránh rận mèo tại nhà
- Giữ vệ sinh cho mèo.
- Giữ vệ sinh cho nơi ở của mèo. Luôn vệ sinh những phụ kiện mà mèo thường sử dụng.
- Vệ sinh nhà cửa định kỳ một cách thường xuyên, nhiều nhất ở nơi mèo sống.
- Tắm cho mèo bằng sữa tắm chuyên dùng theo định kỳ. Các loại sữa tắm này hiện được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng chó mèo và trên internet.
- Không nên cho mèo tiếp xúc với chăn chiếu của người, tạo điều kiện cho rận cư chú và cắn người. Nếu bạn cho mèo ngủ chung thì cần phải giặt ngay chăn chiếu rồi phơi ra nắng hoặc hấp nóng cho rận mèo chết hết nhé.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rận mèo là gì và tác hại cũng như cách phòng tránh rận mèo. Chính vì thế, đừng ngại bỏ thời gian chăm sóc mèo cưng của mình mỗi ngày nhé, điều này cũng là sự quan tâm tới sức khoẻ của chính bạn và người thân trong gia đình. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn!
<!–
–>