Xổ giun cho chó là việc làm cần thiết đối với bất kể ai đang nuôi thú cưng. Trước đây lúc mình mới nuôi chó cũng cảm thấy vô cùng đau đầu về vấn đề xổ giun cho cún, đặc biệt những bạn nuôi cún lần đầu thì vấn đề này khá khó khăn . Bài viết này Nuôi Thú sẽ hướng dẫn cách xổ giun cho chó tại nhà đúng cách, giúp bạn tham khảo để áp dụng với cún cưng của mình.
Xổ giun cho chó là việc làm cần thiết đối với bất kể ai đang nuôi thú cưng. Trước đây lúc mình mới nuôi chó cũng cảm thấy vô cùng đau đầu về vấn đề xổ giun cho cún, đặc biệt những bạn nuôi cún lần đầu thì vấn đề này khá khó khăn . Bài viết này Nuôi Thú sẽ hướng dẫn cách xổ giun cho chó tại nhà đúng cách, giúp bạn tham khảo để áp dụng với cún cưng của mình.
Nếu bạn là một người yêu động vật và đang sở hữu một bé cún thì chắc chắn việc đầu tiên là phải tiêm phòng và tẩy giun cho bé. Với những bạn có điều kiện sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ thú y. Còn với những bạn không mấy dư dả, tẩy giun cho chó tại nhà thì làm sao để đúng cách, dùng thuốc gì, liều lượng ra sao lại là cả một vấn đề.
Mục lục
Vì sao chó bị giun?
Bất kỳ một cá thể sống thuộc họ có vú nào đều mắc giun sán và chó không phải ngoại lệ. Chó có thể mắc các loại giun như giun móc, giun tóc, giun đũa,…xâm nhập cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Có những bạn hỏi là chó nhà mình chăm sóc rất kỹ, tiêm phòng đầy đủ nhưng tại sao lại vẫn có giun. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến chó nhà bạn bị giun, giúp các bạn hiểu rõ vì sao chó nhà mình lại bị giun:
- Trứng giun bị lẫn trong thức ăn và xâm nhập vào cơ thể chó bằng đường ăn uống.
- Nhiều con chó ăn phân của người hoặc các con chó khác bị nhiễm giun.
- Chó sống trong môi trường bẩn, mất vệ sinh.
- Chó nuốt phải ve chó, bọ chét của những con chó bị mắc giun.
- Chó ăn phải trứng giun ở những nơi chúng hay đi vệ sinh, dính vào chân, hậu môn và xâm nhập cơ thể.
- Chó lây giun của nhau khi giao phối bởi chúng thường liếm hậu môn của nhau lúc đó.
Khi nào cần xổ giun cho chó?
Xổ giun cho chó khi nào còn tuỳ thuộc vào sự phát triển của nó, cụ thể như sau:
- Đối với chó con, nên tẩy giun từ lúc bé mới 2 tuần tuổi bằng cách cho uống thuốc tẩy giun. Lặp lại mỗi tháng 1 lần cho tới khi đủ 6 tháng tuổi.
- Đối với cho lớn trên 1 năm tuổi, bạn hãy tẩy giun cho chó mỗi lần cách nhau từ 3 đến 6 tháng.
- Đối với chó cái bạn dự định sinh sản, hãy tẩy giun cho nó trước khi giao phối và trước khi sinh 10 ngày để nếu có trứng giun sẽ không bị lây sang chó con. Sau đó tẩy giun cùng với chó con khi đã sinh được 2 tuần và lặp lại như với chó trưởng thành.
Tham khảo thêm:
- Nguyên nhân và cách điều trị khi chó ỉa ra máu
- Chó bỏ ăn mệt mỏi phải làm sao?
Nhận biết chó bị giun
Chó bị giun thường rất yếu, sức khoẻ giảm nghiêm trọng và cụ thể là 2 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn cấp tính
- Xuất hiện nhiều nhất ở chó từ 1 đến 4 tháng tuổi.
- Nôn mửa liên tục và trong bãi nôn xuất hiện giun.
- Có thể bị tiêu chảy và táo bón dẫn đến mất nước nghiêm trọng.
- Đi ngoài ra máu và phân có màu xám với mùi rất khó chịu.
Giai đoạn mãn tính
- Ăn ít hơn mọi ngày thậm chí bỏ ăn.
- Rối loạn thần kinh, ngơ ngác, lo sợ, run rẩy, mệt mỏi hoặc nằm im một chỗ, nhiều trường hợp trở nên hung dữ hơn mọi khi.
- Chó thường xuyên nôn mửa.
- Rối loạn tiêu hoá.
- Phân chó thường có màu xám đỏ, kèm theo giun sán.
Nếu chó bị nhiễm sán dây thì cần điều trị nhanh chóng vì rất dễ kiệt sức và chết do mất máu quá nhiều. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc mắc loại giun nào mà chó còn có những biểu hiện sau:
- Trọng lượng của chó giảm sút nhanh chóng chứng tỏ nó đã bị giun đũa, sán dây và giun tóc tấn công.
- Lông của chó thường xơ rối, ủ rũ và da bị kích ứng cùng biểu hiện đánh rắm thường xuyên.
- Chó nhiễm giun móc thường bụng sẽ to hơn nhiều so với bình thường.
Kinh nghiệm xổ giun cho chó tại nhà
Nếu bạn đang nuôi một bé cún nhỏ thì việc này rất đơn giản, chỉ cần chộn với thức ăn cho chó ăn vì tầm tuổi này chó thường rất háu ăn. Ngược lại với chó trưởng thành, chúng thường hay kháng cự nên cần sử dụng biện pháp khác. Cùng với đó, bạn phải nắm được các loại thuốc để xổ giun cho chó hiệu quả nhất.
Thuốc tẩy giun cho chó nên dùng
- Sanpet: Phù hợp với chó lớn từ 2 tháng tuổi cân nặng 5kg trở lên.
- Drontal Plus: Thuốc tẩy giun dành cho chó nhỏ.
- Exotral: Rất tốt và dùng được cho chó nhỏ, đang cho con bú, mang thai.
- Lopatol: Có cả cho chó bé và chó lớn.
- Pyrantel Pamoate: Rất tốt, sử dụng được cả cho chó con đang bú mẹ, có 2 dạng viên và dạng nước.
- Espisprantel: Chỉ sử dụng cho chó trên 2 tháng tuổi.
- Mebendazole: Loại phổ biến nhất, sử dụng được cho các loại chó, nên dùng trong 3 ngày liên tục nếu chó của bạn nhiễm giun mãn tính. Điểm đặc biệt của loại thuốc này là không hấp thụ qua đường ruột mà chỉ ở lòng ống ruột, hút hết đường glucid của giun.
- Dichlovos: Loại thuốc này cần có chỉ dẫn của bác sĩ thú y vì nó không dùng được cho chó có tiền sử tim mạch, gan hoặc thận.
- Thenium Closylate: Chỉ dùng cho chó đã trưởng thành.
Ngoài ra thì các bạn cũng nên tham khảo bài viết thuốc tẩy giun cho chó loại nào tốt nhất để lựa chọn ra đợc loại thuốc tẩy giun cho chó nhà bạn.
Tẩy giun tại nhà cho chó
Chắc bạn cũng thừa biết, cho chó uống thuốc không hề đơn giản, nhất là những chú chó lớn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây, sao cho phù hợp với bé cún của mình nhé:
- Với chó nhỏ thì khá đơn giản vì chúng rất phàm ăn nên chỉ cần chộn thuốc với thức ăn là được. Đôi khi cũng có những bé khôn lanh sẽ ăn mỗi thức ăn mà để lại thuốc, lúc này cần áp dụng biện pháp khác.
- Cho thuốc dạng nước vào xi lanh và bơm vào miệng chó kết hợp cưỡng chế.
- Nếu là thuốc viên thì hãy cho chó nằm ngửa, bóp mồm bắt chó mở hàm và nhét thuốc vào, xoa nhẹ cổ họng để chó nuốt thuốc nhanh hơn. Không nên vội vàng sẽ khiến chó bị nghẹn thuốc.
Như vậy, Nuôi Thú vừa chia sẻ với bạn đọc kinh nghiệm xổ giun cho chó tại nhà khá chi tiết. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp chó cưng của bạn khoẻ mạnh và tiết kiệm chi phí đáng kể. Giúp mang lại niềm vui cho chính bạn và cho cả chó cưng của mình.
<!–
–>